Ảnh vệ tinh của GeoEye, tập đoàn ảnh vệ tinh lớn nhất thế giới, cho thấy một bệ phóng tên lửa của Triều Tiên vào ngày 20/3/2012. Đây được cho là nơi sẽ phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) mang vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) lên quỹ đạo trong tháng này. Ảnh: GeoEye |
Hôm 28/3, ảnh vệ tinh của công ty Mỹ DigitalGlobe chụp được cận cảnh bệ phóng tên lửa của Triều Tiên. Trong bức ảnh này, có thể thấy rõ bệ phóng di động (mobile launch platform), tháp cẩu với các bệ được gập ở phía sau (gantry tower with work platforms folded back), việc dọn các bụi cây quanh bệ phóng để tránh hỏa hoạn (trimming brush to prevent fires), các xe tải mang nhiên liệu cho tầng thứ nhất của tên lửa (trucks delivering fuel for 1st stage) và các bể chứa chất oxy hóa cho tầng thứ nhất của tên lửa (oxidizer tanks for 1st stage). Ảnh: DigitalGbole |
Toàn bộ khu vực bệ phóng tên lửa và vùng xung quanh được thể hiện rõ trong bức ảnh vệ tinh cũng được chụp hôm 28/3 này. Ảnh: DigitalGlobe |
Phần phóng to của góc phải bên dưới bức ảnh vệ tinh cho thấy một khu vực trang bị máy móc mới (new instrumentation site) và vị trí thử động cơ tên lửa (rocket engine test stand). Ảnh: DigitalGlobe |
Tiếp tục phóng to khu vực trang bị máy móc mới, có thể thấy hai vật thể khá rõ ràng, có khả năng là một radar và một tòa nhà phục vụ việc đo đạc từ xa (telemetry building). Ảnh: DigitalGlobe |
Bức ảnh vệ tinh đen trắng được chụp hôm 7/3 và bức còn lại chụp hôm 28/3, cho thấy sự khác nhau tại cùng một địa điểm trong vòng 3 tuần lễ. Bức ảnh chụp hôm 28/3 thể hiện những vật thể được cho là các bể chứa chất oxy hóa hoặc nhiên liệu. Ảnh: DigitalGlobe |
Góc chụp khác cho thấy chính địa điểm nói trên vào các ngày 7/3 và 28/3. 38north.org, trang web chuyên về Triều Tiên, cho rằng những bể chứa chất oxy hóa hoặc nhiên liệu này đã trống không, sau khi những thứ ở bên trong được chuyển vào những tòa nhà là nơi tiếp nhiên liệu trực tiếp cho tên lửa. Ảnh: DigitalGlobe |
Gần bệ phóng tên lửa, các khu vực bị san bằng hiện lên khá rõ trong ảnh vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe |
Phần phóng to này của bức ảnh vệ tinh cho thấy một chiếc xe tải hoặc xe moóc đỗ gần một khu nhà, trong khi một xe tải gắn antenna chảo cũng đỗ ở một con đường đất mới ngay gần đó. Chiếc xe gắn antenna chảo này có thể nằm trong một hệ thống theo dõi radar. Ảnh: DigitalGlobe |
Bản đồ mô tả vị trí rơi dự kiến của tầng thứ nhất và tầng thứ hai tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3). Đồ họa: IMO/AFP
Nhật Nam