Nước Australia đẹp, khí hậu trong lành, đất đai bao la, phong cảnh 🃏hoang sơ và hùng vĩ. Cái đẹp ấy hiển nhiên và lộng lẫy đến nỗi ai cũng có thể cảm nhận dù chỉ một lần chạm thoáng qua. Nhưng với cái nhìn rụt rè, ngơ ngác của một du học sinh ngày đầu xa nhà như tôi, cái đẹp đó ẩn chứa cả sự khắc nghiệt, xa lạ và đầy✃ cô quạnh.
Những ngày mới đến Brisbane, tôi thấy những con đường thật ཧrộng, trống trải không một bóng xe. Tôi thấy những khu phố leo lét ánh đèn, những ngõ tối vắng ngắt v🍸à tiếng quạ kêu ai oán trong đêm tịch mịch. Tôi thấy buồn và cô độc hơn bao giờ hết.
Những e dè ban đầu rồi cũng qua đi, tôi dần hòa nhập vào nhịp sống êm ả của Brisbane, có thêm nhiều người bạn mới. Bạn bè động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những học kỳ đầy vất vả, chia sẻ và cảm thông cho những khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ mà tôi vướng phải, và cùng tôi rong ruổi đó đây. Nhưng người khiến tôi nhớ nhất, người đã giúp tôi hiểu được rằng nước Úc đẹp không chỉ nhờ có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những công trình kiến trúc lộng lẫy xa hoa, mà còn vì có tình người thật ấm áp, chan hòa. Người đó là ông Slawko Dziuma, một công nhân bốc xếp người Australia.
Lꦑần đầu tiên gặp, tôi gọi ông là Mr. Slawko. Ông gạt đi, bảo cứ xem ông như một “người bạn lớn”, gọi Slawko thôi cho thân mật. R🦂iết rồi quen, tôi và đám bạn của mình chỉ gọi ông bằng tên – “Slawko”, nhưng đó là một “Slawko” đầy yêu thương và kính trọng. |
Slawko không có gia đình riêng, ông sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ ở khu New Farm, thành phố Brisbane. Đã hơn 20 năm nay, ông làm cho hãng sơn Dulux. Mỗi ngày ông khiêng hàng﷽ trăm thùng sơn cỡ lớn để xếp vào kiện. Công việc lao động tay chân đầy nặng nhọc lại thường xuyên tăng ca khiến cái lưng của ông luôn mỏi và đau. |
Vậy mà hàng đêm Slawko nằm co quắp trên tấm nệm nhỏ xíu giữa muôn vàn thứ bề bộn để nhường cái phòng ngủ duy nhất trong nhà cho ch🌳úng tôi, những du học sinh Việt Nam đang được ông cưu mang. Nhường hết lứa này sang lứa khác, thấm thoắt đã hơn 2 năm … Nhiều lần, chúng tôi muốn giúp ông dọn dẹp để có chỗ ngủ rộng rãi hơn, đỡ đau cái lưng, ông cứ lắc đầu, cười bảo “nhà nhiều đồ quá, chẳng biết dọn đi đâu, thôi đành vậy… nhưng đừng lo, tôi quen ngủ thế rồi”. |
Những khi rảnh r🧜ỗi, ông tranh thủ ﷺchở chúng tôi đi đó đây ngắm cảnh Brisbane bằng chiếc xe cà tàng của mình. Chiếc xe tải già nua, đầy thương tích và yếu đến nổi chẳng thể nào leo dốc. Đã rất lâu rồi, Slawko chẳng có đủ tiền để sửa chữa. |
Xe cũ nên hao xăng lắm, ♎nhất là trong thời buổi giá xăng tăng vùn vụt thế này thì đi đâu ông cũng đều cân nhắc. Vậy mà, để giúp chúng tôi trong những ngày đầu bỡ ngỡ làm quen với cuộc sống ở Brisbane, Slawko lần lượt chở chúng tôi, rồi đến bạn của chúng tôi, đi khắp nơi: khu trung tâm (City), công viên bờ Nam sông Brisbane (Southbank Parkland), khu Kangaroo Point, các khu mua sắm lớn … |
Nhiều lần, Slawko chạy xe miệt mài hàng tiếng đồng hồ để đưa chúng tôi đi xem kangaroo hoang dã. Chúng tôi vừa áy náy chuyện tốn kém, vừa lo xe chết máy giữa đường lúc n🐭ào không biết, còn Slawko thì chỉ lo “mấy đứa mà không thấy được biểu tượng của nước Australia, về nước rồi sẽ tiếc lắm cho coi”. |
Biết mấy đứa du học sinh chúng tôi không quen ăn đ𒁏ồ Australia, Slawko thường chở chúng tôi đến những khu người Việt như Inala, Darra để mua thức ăn. Có lẽ những người bán thực phẩm Việt Nam ở đây đã quen với hình ảnh một ông già người Úc râu dài đi cùng mấy sinh viên Việt Nam xách hàng lỉnh kỉnh. |
Các dịp hội hè, sự kiện ông luôn động viên chúng tôi đi xem, nhất là những đêm có pháo hoa. Lo chúng tôi nhỏ con thấp bé khó chen vào xem được hội, lần nào cũng vậy, Slawko luôn tới địa điểm thật sớm để giữ chỗ, rồi chờ𓆉 chúng tôi đến. Tôi nhớ mãi dịp giao thừa năm 2010, một mình ông lái xe cả quãng đường hơn 2.000 km cả đi lẫn về để 📖đưa chúng tôi đi Sydney xem pháo hoa ở nhà hát Opera. Đêm đó, Slawko bảo chúng tôi qua nhà bạn ngủ nhờ cho đỡ mệt, còn ông thì nằm vật vờ cả đêm ở sân nhà hát giữ chỗ. Lo ông bệnh, chúng tôi không đồng ý, ông bảo quen ngủ ngoài trời những dịp như vậy rồi, chứ chúng tôi mà ở đây cả đêm thì bệnh, mai làm sao mà xem pháo hoa được. |
Giúp đỡ và quan tâm chúng༒ tôi nhiều vậy nhưng Slawko chẳng hề quen biết chúng tôi từ trước, cũng chẳng thu lợi gì (ngay cả tiền thuê nhà). Chỉ đơn giản vì chúng tôi là sinh viên Việt Nam, đất nước mà ông đã yêu ngay từ những chuyến du lịch đầu tiên. Giờ đây, ít nhất mỗi năm một lần, thường vào dịp sinh nhật của mình, ông lại thu xếp hành lý lên đường về thăm Việt Nam. |
Ông tổ chức sinh nhật với các em nhỏ khó khăn ở Việt Nam với thật nhiều gấu bông, đồ chơi và dụng cụ học tập. Các em gọi ông là “bác”, là “ông” là “cha nuôi”, ông xem các em như con cháu của mình. Lâu lâu, tôi lại thấy Slawko lôi thư của các em ra đọc, rồi lại bần thần, lại muốn về thăm Việt Na♛m. |
Cũng trong một lần như thế, tôi hỏi ông🎐 về mộ🌠t hạnh phúc riêng. “Tôi đang rất hạnh phúc”, Slawko trả lời, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, “Bây giờ tôi đang có một gia đình ấm cúng với các cháu ở đây. Hơn nữa, ở Việt Nam xa xôi luôn có những vòng tay chờ mong và chào đón tôi”. Nghe vậy, chợt tôi thấy sống mũi mình cay cay … |
Hai năm trôi qua thật nhanh. Những tháng ngày sống ở Brisbane cùng bè bạn quốc tế, cùng các꧙ bạn du học sinh và cùng ‘người bạn lớn’ Slawko đã sắp thành kỉ niệm. Xứ sở Kangaroo thật đẹp, nhưng cuộc sống đã không thể nào tuyệt vời như thế nếu thiếu những tấm lòng. Tôi biết tôi thật may mắn khi ở nước Australia mênh mông này, tôi lại có một nơi ấm cúng như ở nhà. Cám ơn Slawko! |
Lê Quang Hạnh Phúc
Độc giả gửi video/bộ ảnh dự thi về [email protected] hoặc [email protected]. Riêng video, độc giả có thể gửi link từ YouTube về địa chỉ như trên. VnExpress khuyến khích những bộ ảnh/video kể về những trải nghiệm của bản thân tác giả ở Australia.
Mỗi tuần, ban giám khảo sẽ chọn 5 comment ngẫu nhiên của độc giả để tặng quà là 4 vé xem phim ở Megastar hoặc bản in tranh thổ dân.