Kim Jong-un ra lệnh và theo dõi cuộc phóng tên lửa mang vệ tinh từ trạm chỉ huy trung tâm hôm 12/12. Ảnh: Xinhua |
Kim Jong-un nhấn mạnh sự cần thiết của việc phóng thêm vệ tinh trong tương lai "để phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế của đất nước", KCNA cho hay. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi 🔜này cũng là người ban hành văn bản ra lệnh phóng tên lửa vào sáng 12/12 và "chăm chú theo dõi" toàn🅺 bộ quá trình đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Triều Tiên tuyên bố phóng vệ tinh lên vũ trụ vì mục đích hòa bình, nhưng Mỹ và các nước đồng minh cho rằng đây thực chất là vụ thử tên🅰 lửa đạn đạo trong chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Các quan chức Mỹ càng khẳng định điều đó khi nhận thấy dường như Triều Tiên không hoàn toàn kiểm soát được vệ tinh 24 giờ sau khi rời khỏi bệ phóng. Một dấu hiệu quan trọng đó là không thấy có tín hiệu vô tuyến chủ chốt gửi từ trạm điều khiển mặt đất đến vệ tinh. Đây là loạ♍i tín hiệu quan trọng dùng để kích h🎶oạt các tấm pin mặt trời để cung cấp điện cho quá trình hoạt động của vệ tinh.
Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, sản phẩm của Triều Tiên là một vệ tinh liên lạc tương đối thô sơ với khả năng hạn chế, đang ở trên một quỹ đạo cực, nghĩa là nó đang di 𓃲chuyển giữa Bắc Cực và Nam Cực.
Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Triều Tiên không được tiến hành thêm vụ phóng nào nữa. "Ông Kim với tư cách là nhà lãnh đạo đất nước, đã có cơ hội để đưa đất nước hội nhập với khu vực và thế giới nhưng ông ấy lại có sự lựa chọn sai lầm", AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoꦆria Nul😼and nói.
Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc, nước thâꦿn cận nhất ꦍvới Bình Nhưỡng, ban hành những lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn với Triều Tiên, sau khi Liên Hợp Quốc lên án vụ phóng tên lửa.
Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối yêu cầu kể trên của Mỹ và nói rằng Liên 𒁃Hợp Quốc nên "thận trọng và cân nhắc kỹ" với các lệnh trừng phạt Triều Tiên. "Bất cứ phản ứng nào của Liên Hợp Quốc đều cần phải thận trọng và ph🦹ù hợp, có lợi cho sự hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và tránh sự leo thang căng thẳng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng nước này không đủ vai trò để thực hiện 🐓việc gây sức ép lên Triều Tiên.
"Vấn đề thực sự là Trung Quốc không đủ tầm ảnh hưởng đến tình hình của nước láng giềng. Tuy nhiên những hành động gay gắt của phương tây có thể đẩy Bình Nhưỡng vào chân tường và gây ra kết cục không mong muốn. Đó là lý do tại sao Trung Quốc không đứng về phía Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, áp dụng lệnh trừng phạt lên Triều Tiên", bài xã luận trên Global Times viết.
Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc cấm tiến hành c💞ác vụ thử tên lửa sau khi nước này tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Cuộc phóng tên lửa hồi tháng 4 của Bình Nhưỡng khiến Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc kịch liệt phản đối.
Theo truyền thông Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã thống nhất sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an tăng mức trừng phạt đối với Triều Tiên lên mức ngang 🌠bằng với Iran. Mức trừng phạt đó bao gồm tăng danh sách của các thể chế tài chính, các tổ chức, cá nhân bị phong tỏa tài sản.
Vũ Hà