Việc bỏ phiếu diễn ra ba tháng sau khi dân làng đứng 𝓰lên phản đối ban lãnh đạo cũ bằng các cuộc biểu tình, khiến những quan chức - bị nghi là đã cướp đất của dân trong nhiều năm qua - mất chức.
Hồi tháng 12, dân làng đã đối đầu với lực lượng cảnh sát trong suốt một tuần, họ lập các điểm canh 🌳phòng, không cho lực lượng bên ngoài vào làng. Giới chức tỉnh Quảng Đông sau đó đã hòa giải với dân chúng, cam kết tổ chức các cuộc bầu cử người lãnh đạo và ban lãnh đạo làng.
"Ai ai cũng sẽ tham gia. Tôi muốn bỏ phiếu ღcho người trng thực, tôi không muốn chịu đựng những kẻ tham nhũng", một người dân có họ là Wu vừa nói vừa dọn dẹp quán hàng thực phẩm của chị, trong khi những người làng đang kéo n🔥hau đi qua trên những chiếc xe máy trong buổi sáng sớm mờ sương.
Các ứng viên ủy ban đại diện làng đang phát biểu vận động bầu cử trước dân làng Ô Khảm. Ảnh: BBC |
Theo luật ở Trung Quốc, cử tri được phép bầu ra một ủy ban đại diện ở cấp làng xã, tuy nhiên một số người cho rằng cách bầu không cạnh tranh. Chẳng hạn, tại làng Ô Khảm, các vị lãnh đạo địa phương đã nắm quyền đến 40 năm, chẳng có gì thay đổi, theo AFP.
"Họ là những ông vua một vùng. Họ muốn làm gì là làm được", anh Zhang Jiancheng, 26 tuổi, ủy viên thường trực của ban đại diện làng gồm 7 thành viên, n🔥ói.
"Họ chả sợ gì. Họ tham nhũng và sống xa hoa", Zhang nói tꩲhêm và t🌱ố cáo rằng các cán bộ cũ đã bán đất của dân làng để làm giàu, trong khi những người khác phải vật lộn kiếm sống.
Hồi tháng 12, Zhang từng bị cảnh sát tống lên xe khi đang ngồi ăn trong một quán ở làng. Anh bị giữ hai tuần. Tuy nhiên Zhang vẫn tin tưởng r🐎ằng các tiến trình chính trị, chứ không phải biểu tình, mới là cách tốt nhất để tiến༺ lên.
"Tôi tin rằng với một hệ thống dân chủ, tương lai của chúng tôi sẽ 🦂tươi sáng", Zhang nói với BBC. "Chúng tôi cần đảm bảo chắc chắn rằng những quan chức được bầu sẽ hành động vì lợi ích của người dân".
Sau ba tháng, nhịp sống bình thường đang dần trở lại với Ô Khảm. Tại bến cảnh, hàng chục con thuyền gỗ đang ꧑về bến sau một lần ra khơi đánh bắt. Người ta nói chuyện, mặc cả trả giá những mẻ tôm và cá. Và sáng nay🐭, họ sẽ đi bỏ phiếu.
Một cử tri Ô Kh👍ảm trong cuộc bỏ phiếu đầu tháng 2. Ảnh: AFP |
Tháng trước họ đã bắt đầu tiến trình này bằng việc bỏ phiếu công khai chọn một ủy ban lâm thời, ủy ban này sẽ giám sát việc bỏ phiếu hôm nay. Họ cũng chọn ra 107 đại diện để đề xuất các ứng cử viên cũng như giải quyết các khúc mắc của dân chúng. Các nhà tổ chức còn thiết lập một hệ thống tạo điều kiện c🏅ho nhiều người làng đang làm ăn xa được quyền bỏ phiếu.
Tiến trình bỏ phiếu này cũng được sự giám 💦sát của các quan 𓄧chức địa phương.
Cuộc bầu💎 cử ở Ô Kham đã tạo nên sự chú ý ở Trung Quốc, nhiều người ở các tỉnh khác đang có khiếu kiện cũng đã tìm đường đến nơi này, để nhân sự chú ý của báo giới màꦐ nói lên nỗi lòng của họ.
Ba người ở một ngôi làng gần thành phố Hàn Châu, tỉnh miền đông Chiết Giang, hôm qua cho AFP biết họ đã đến O Khảm để tìm công lý cho 5 người bị bắt trong một trường hợp phản đối cán bộ lạm quyền cách đây vài tháng. Những người dân hiếu kỳ của Ô Khảm vây quanh họ, trong khi ba người khách kể về số phận các thân nhân của mình. Một phụ ♏nữ vừa kể vừa khóc vì chồng cô 🔜đã bị giam 8 tháng nay.
Xue Jianyu꧃an, con gái của một người biểu tình chết năm ngoái, nói về việc đấu tran𓆏h đòi lại đất đai. Ảnh: BBC |
Báo chí Trung Quốc khô🐓ng đưa nhiều về bầu cử ở Ô Khảm, nhưng hãng thông tấn quốc gia Xinhua và một số báo, cũng như các diễn đàn ở Trung Quốc, có đưa tin.
Tại nhà của Xue Jinbo, thủ lĩnh dân làng trong cuộc biểu tình năm ngoái và đã chết trong trại giam của cảnh sát, thân nhân của ông đang chậm chạp làm quen với nỗi đau mất m🃏át.
Cô Xue Jianyuan, 22 tuổi, con gá🌺i ông, cho biết gia đình ♎đã nhận 100.000 USD tiền bồi thường của chính quyền. Cô nói bầu không khí trong làng giờ đã yên bình, nhưng cuộc chiến để đòi lại đất đai bị tịch thu vẫn chưa kết thúc.
"Chúng tôi cần bình tĩnh v💃à không để tình cảm chi phối, không thể mắc sai lầm", Xue nói. "Nh꧙ưng chúng tôi quyết đòi lại đất. Chúng tôi không thể bỏ phí những nỗ lực đã có. Nếu đất của nông dân không được trả lại, chúng tôi lại xuống đường".
Mai Trang