Trung Quốc hôm qua chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động, đúng thời điểm Bắc Kinh và Tokyo có căng thẳng ngoại giao liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đôn𓆏g. Giới chức Trung Quốc mô tả hàng không mẫu hạm dài 300 m này là một bước tiến lớn về năng lực hải quân khi Mỹ tuyên bố chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á.
Trung Quốc hân hoan
Tại buổi lễ ra mắt chính thức của tàu Liêu Ninh ở cảng Đại Liên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo gọi sự kiện này là một mốc son trong lịch sử quân sự và phát triển vũ khí của Trung Qu🌺ốc. Thay mặt các lãnh đạo đất nước, ông Ôn cho hay việc đ💝ưa con tàu vào hoạt động là một bước tiến vĩ đại trong việc truyền cảm hứng yêu nước, tinh thần dân tộc và dẫn dắt những công nghệ quốc phòng. "Nó cũng là một bước tiến lớn trong việc tăng cường sức mạnh phòng thủ quốc gia và sức mạnh toàn diện của đất nước", ông Ôn khẳng định.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự tại căn cứ hải quân ở thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc của Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của nước này được đặt tên là Liêu Ninh, nơi nó được làm mới. Ảnh: Xinhua |
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng có mặt tại buổi lễ trong trang phục theo kiểu Mao Trạch Đông mà ông dành riêng cho các nghi lễ quan trọng của quân đội. Người đồng thời nắm giữ cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương còn tận tay trao lá cờ củ🔯a quân đội Trung Quốc cho đơn vị tiếp nhận tàu Liêu Ninh.
Bộ Quốc phòng༒ Trung Quốc ra th🌠ông báo: "Đó là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ hiệu quả chủ quyền và an ninh quốc gia, phát triển các lợi ích, đồng thời thúc đẩy hòa bình thế giới cũng như phát triển chung"
Yang Yi, một thiếu tướng hải quân Trung Quốc, bình luận rằng con tàu khổng lồ đã đưa nước ông tới gần hơn tới việc thỏa mãn khát vọng "không chỉ là một cường quốc trên bộ mà còn cả trên biển". Dù không đề cập cụ thể tới các tranh ch✤ấp chủ quyền của Trung Quốc, ông Yang nhận thức rõ mối lo ngại của các nước về sức mạnh quân sự ngày một gia tăng của Bắc Kinh. Nhưng ông Yang cho rằng Bắc Kinh không ngần ngại "khoe cơ bắp".
"Khi Trung Quốc có một lực lượng hải quân mạnh mẽ và cân bằng hơn, tình hình khu vực sẽ ổn định hơn vì các lực lượng đe dọaᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ hòa bình khu vực sẽ không dám hành động hấp tấp", ông Yang nhận định.
Qiao L🐟iang, thiếu tướng không quân Trung Quốc, nói: "Trung Quốc sẽ có nhiều cách đa dạng hơn, cả cứng rắn lẫn mềm dẻo, để giải quyết các tranh chấp trên biển", bao gồm Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ảnh: Hồ Cẩm Đào dự lễ ra mắt tàu Liêu Ninh Tàu Liêu Ninh chuẩn bị cho việc ra mắt |
Dư luận hoài nghi
Tuy nhiên, người ta không nhìn thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu sân bay Liêu Ninh. Bởi vậy, giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi ma🍷ng tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này.
Các nhà p𓂃hân tích cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay có năng lực được ki🧸ểm chứng, đồng thời chiếc hàng không mẫu hạm được làm mới không giúp Bắc Kinh tiến thêm nhiều bước trên con đường tự xây dựng lực lượng tàu sân bay.
"Chiếc tàu sân bay này giống với bước chạy đà cho sự phát triển tiếp theo", Art🦄hur Ding, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Đài Loan, nói. Theo ông Ding, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ có một tác động tâm lý trong khu vực vì tính chất biểu tượng của nó, nhưng không thể thay đổi toàn bộ cán cân lực lượng trong một sớm một chiều. Nguyên nhân là vì c🐭hiến hạm này chủ yếu sẽ chỉ được sử dụng như một nền tảng huấn luyện cho bất cứ một tàu sân bay nào khác của Trung Quốc trong tương lai.
Tàu sân bay Liêu Ninh tại cảng Đại Liên hôm 24/9. Ảnh: AP |
Ukraina đóng tàu Varyag, tên nguyên thủy của tàu Liêu Ninh, để dành cho hải quân nước này vào những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy n𓆉hiên, quốc gia này sau đó bán vỏ tàu cho Trung Quốc vào năm 1998. Chiếc tàu sau đó được kéo về Trung Quốc, nơi nó được lắp đặt các động cơ và hệ thống định vị. Một xưởng đóng tàu tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã làm mới hoàn toàn con tàu.
Ảnh: Hệ thống vũ khí trên tàu Liêu Ninh Quá trình lột xác của tàu Liêu Ninh |
Nhưng đó không phải là việc duy nhất mà Trung Quốc๊ cần làm. Phát triển các chiến đấu cơ và huấn luyện phi công có khả năng điều khiển máy bay đáp xuống tàu sân bay là một vấn đề khác. Đó là nhận định của Ralph Cossa, nhà phân tích quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Honolulu, Mỹ.
"Vận hành tàu sân bay không phải là chuyện dễ. Làm mới con tàu là một việc. Phát triển một phi đội trên tàu s🐠ân bay lại là một việc khác", Cossa nói.
Trung Quốc đang phát triển chiến đấu cơ J-15, nhiều khả năng là để sử dụng trên tàu sân bay Liêu Ninh. Các bức ảnh được lan truyền trên những website ở Trung Quốc cho thấy loại máy bay này trên boong tàu sân bay, nhưng nănꩲg lực thực sự của chúng chưa được chứng minh.
"Không thể gọi một con tàu là hàng không mẫu hạm nếu nó❀ không có chiến đấu cơ", thiếu tướng Qiao cũng phải thừa nhận, dù cho biết thêm rằng ông tin Trung Quốc sẽ sớm có thể thiết lập một phi đội hoạt động cùng t💙àu sân bay.
Tàu Liê꧃u Ninh được cho là chỉ có thể hoạt động như một tàu sân bay thực sự trong vòng ít nhất là ba năm nữa.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Cossa, ngay cả khi tàu Liêu Ninh đi vào hoạt động thực sự, nó cũng chưa thể giúp hải quân Trung Quốc lấn át cℱác lực lượng trong khu vực. "Tôi không thể tưởng tượng được việc họ (Trung Quốc) cố gắng đưa chiếc tà𒆙u sân bay không có nhiều trang bị ra biển Hoa Đông để gây sức ép với người Nhật, thậm chí là trong vòng vài năm sắp tới", Cossa nói.
Giới phân tích vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ chủ yếu tìm cơ hội để tàu Liêu Ninh tập dượt và tích lũy thanh thế. Việc này cũng sẽ giúp hải quân nước này có tiếng nﷺói trọng lượng hơn trong khu vực. Về lâu dài, để c🍸ó một đội tàu sân bay đủ "nanh vuốt", Trung Quốc sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Nhật Nam (tổng hợp)