Bức ảnh này được hãng tin chính thức KCNA của Triều Tiên công bố vào ngày 8/4/2009, cho thấy cảnh một trung tâm kiểm soát với màn hình lớn thể hiện hình ảnh tên lửa Unha-2 mang theo vệ tinh Quang Minh Tinh-2 chuẩn bị được phóng lên không trung. Ảnh: Xinhua/KCNA |
"Công tác chuẩn bị phóng vệ tinh Quang Minh Tinh-3 của Triều Tiên, bằng các nỗ lực và công nghệ trong nước, đã bước vào giai đoạn hành động chính thức", hãng tin chính thức KCNA của Triều Tiên dẫn một thông cáo của Bộ Ngoại giao nước này hôm qua.
Thông cáo này cũng bảo vệ quyền phóng vệ tinh theo kế hoạch của Triều Tiên, đ𝐆ồng thời khẳng định đây là "nhu cầ꧅u cấp bách cho sự phát triển kinh tế". Triều Tiên cũng hứa không thực hiện các "hành động đối phó" với các nước phản đối quá trình phóng tên lửa.
Triều Tiên hôm 16/3 tuyên bố sẽ phóng một tên lửa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo trong khoảng từ ngày 12 tới 16/4, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Mỹ, Hàn Quốc và một số nước cho rằng đây thực chất là một cuộc phóng thử tên lửa tầm xa, một động thái vốn bị cấm theo Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời phá vỡ thỏa thuận phi h☂ạt nhân hóa mà Bình Nhưỡng và Washington mới đạt được.
Philippines mới đây cũng lên tiếng đề nghị Mỹ giúp đỡ giám sát cuộc phóng tên l🍎ửa dự kiến sẽ rơi gần các đảo của Philippines, trong khi Nhật chuẩn bị sẵn sàng hệ thống tên lửa quốc phòng để bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu an toàn của Nhật bị đe dọa.
Một qu🌸an chức cấp cao của Mỹ hôm qua cảnh báo tên lửa tầm xa mà Triều Tiên dự định phóng trong tháng tới sẽ hướng về phía nam và rơi xuống khu vực giữa Đông Nam Á và châu Đại Dương. Kurt Campbell, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đưa ra cảnh báo trên trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Australia tại Sydney.
"Nếu vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được thực hiện, nó sẽ rơi xuống khu vực giữa Australia, Indonesia và Philippines", báo Sydney Morning Herald dẫn lời Campbell cho hay. "Từ trước đến nay, chúng ta chưa từng thấy đường bay nꦐhư vậy. Các nước kể trên cần lên tiếng nói rõ tính khiêu khích của vụ thử tên lửa và kế hoạch này cần phải chấm dứt".
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Bob Carr nói việc phóng tên lửa của Triều Tiên là sự vi phạm rõ ràng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2009, cấm Triều Tiên thử tên lửa dưới🅺 bất kỳ hình thức nào. Ông Carr gọi vụ thử tên lửa "là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Australia và toàn khu vực".
Ngoại trưởng Australia cho biết thêm rằng ông và ông Campbell đã "bàn bạc về vấn đề hợp tác giữa các nư෴ớc trong khu vực nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ ý định của mình".
Các nhà lãnh đạo nhiều nước trên thế giới sắp nhóm họp tại Seoul trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ𓃲🐼u hai. Vấn đề tên lửa Triều Tiên sẽ được bàn thảo tại hội nghị.
Trong khi đó, theo thông báo mới 🦩nhất của Bình Nhưỡng, phiên họp quốc hội hàng năm của Triều Tiên sẽ diễn ra vào ngày 13/4 tới, nghĩa là trong khoảng thời gian tên lửa dự kiến được phóng. Cuộc họp lần này sẽ bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch ủy ban quân ủy trung ương, hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực cho nhà lãnh đạo mới của đất nước.
Vũ Hà