Xe chở tên lửa Nodong trong một buổi lễ duyệt binh của Triều Tiên. Ảnh: Eastasiaintel.com |
Ngay sau đó các nhà khoa học Triều Tiên bắt đầu thiết kế phiên bản tên lửa Scud của riên🥃g họ. Họ đặt tên cho nó là Hwasong-5 và Hwasong-6. Ngoài ra các nhà khoa học Triều Tiên cũng tạo ra một phiên bản cao cấp hơn. Đó là Nodong, loại tên lửa có tầm bắn xa hơn và khả năng mang đầu đạn lớn hơn.
Kho tên lửa Triều Tiên / Các vụ bắn tên lửa của Triều Tiên |
Thành quả tiếp theo là tên lửa Taepodong-1 với chiều dài 25 m. Giới chuyên gia tin rằng Taepodong-1 là tên lửa gồm hai tầng, trong đó tầng một thuộc về Nodong, còn tầng hai thuộc về được “sao chép” từ Hwa💯song-6.
Vào tháng 8/1998, tên lửa Taepodong-1 được sử dụng để phóng một vệ tinh nhỏ có tên Kwangmyongsong-1 (Quang Minh Tinh-1) lên vũ trụ. Nhưng phiên bản phóng vệ tinh đã được cải tiến bằng cách thêm tầng thứ ba. Giới quan sát phương Tây tuyên bố vụ phóng thất bại, song giới chức Triều Tiên khẳng định vệ tinh đã bay tới quỹ đạo địa cầu và phát sóng các bài hát yêu nước ꧋vào không gian.
“Một số nhà phân tích đoán🐲 rằng phiên bản Taepodong-1 ba tầng có thể đưa một đầu đạn có khối lượng 100 kg tới thủ đô Washington của Mỹ, dù độ chính xác của nó rất thấp”, Steven Hildreth, một chuyên gia về phòng thủ tên lửa, từng viết trong một báo cáo dành cho quốc hội Mỹ vào năm 2009 như thế.
Sau khi 🔜thử tên lửa Taepodong-1, các nhà khoa học tên lửa của Triều Tiên chế tạo Taepodoꦕng-2. Giới chuyên gia cho rằng Taepodong-2 có chiều cao khoảng 35 m và gồm hai tầng.
Giống như phiên bản trước, Taepodღong-2 chỉ được phóng đúng một lần. Vào tháng 7/2006, nó được phóng thử nhưng nổ tung🔴 khoảng 40 giây sau khi rời bệ.
Giới chuyên gia quốc tế không biết nhiều về Taepodong-2. Phần lớn số họ đoán rằng tầm bay tối đa của nó vào khoảng 5.000 tới 9.000 km. Nếu Taepodong-2 thực sự bay được 9.000 km, nóꦗ có thể mang đầu đạn tới bờ biển phía tây của Mỹ.
Triều Tiên mới phát triể𝓡n thành công một loại tên lửa nữa và họ gọi nó là Taepodong-X hoặc Musudan. Rất ít thông tin về loại tên lửa này lọt ra bên ngoài do nó được phóng thử bí mật. Mặc dù vậy, giới quan sát phương Tây đoán tầm bay tối đa của nó vào khoảng 3.300 km.
Vào ngày 8/4/2009, Triều Tiên phóng vệ tinh nhân tạo thứ hai lên quỹ đạo bằng loại tên lửa có tên Unha💎-2 (Ngân hà-2). Đây là loại tên lửa ba tầng được nâng cấp từ Taepodong-2. Theo đánh giá c🗹ủa Mỹ và các nước đồng minh thì tầng thứ ba của Unha-3 không khởi động và vệ tinh rơi xuống Thái Bình Dương. Tuy nhiên Triều Tiên khẳng định là tên lửa đã đưa thành công vệ tinh lên quỹ đạo.
Tương tự các vụ phóng vào năm 1998 và 20🌼06, Unha-2 được phóng từ trạm phóng vệ tinh 🌃Tonghae ở phía đông bắc Triều Tiên rồi di chuyển về phía Nhật Bản. Giới chuyên gia đoán những tên lửa được phóng từ trạm phóng vệ tinh Sohae (mới được xây dựng) sẽ bay về phía nam.
Unha-2 có chiều cao khoảng 30 m và khối lượng từ 80 tới 85 tấn. Tầng thứ nhất của nó sử dụng động cơ của tên lửa Nodong, còn tầng thứ hai dường như giống hệt tên lửa đạn đạo R-27 của Liên Xô. R27 là loại tên lửa được thiết kế để phóng từ tàu chiến. Tầng thứ ba của 𒉰Unha-2 có nhiều điểm giống tầng trên cùng của tên lửa Safir-2 do Iran chế tạo. Đây là yếu tố khiến giới phân tích tin rằng Triều Tiên và Iran hợp tác với nhau trong chương trình tên lửa. Unha-2 có thể đe dọa nước Mỹ, bởi theo lý thuyết nó có thể mang đầu đạn có khối lượng lớ💧n hơn một tấn tới Mỹ nếu Triều Tiên cải tiến nó thành tên lửa đạn đạo.
Dư luận và giới chuyên gia biết rất ít về Unha-3, phiên bản tiếp theo của dòng tên lửa Unha, song rất có thể 🎶nó có nhiều điểm giống Unha-2. Các chuyên gia sẽ biết nhiều hơn về Unha-3 khi nó được Triều Tiên phóng trong vài ngày tới.
Minh Long (theo Space)