Tại Ph😼iên họp hẹp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 diễn ra chiều 18/11/2012, Lãnh đạo các nước ASEAN đã tiếp tục thảo lu🍌ận về những vấn đề ưu tiên của ASEAN và về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết ﷽tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu các nội dung trong tâm của cuộc họp, trong đó có những nội dung chính sau:
1. Về phát huy vai t🎃rò chủ đạo vì hòa bình, an ninh và phát𒉰 triển ở khu vực:
- Tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và an ninh. Trước tình hình này, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong các vấn đề hòa bình và an ninh; thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng lòng tin giữa các nước; xây dựng và chia sẻ chuཧẩn mực ứng xử; phát huy các công cụ và cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp ước TAC, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, đặc biệt là cần đề cao các nguyên tắc như kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa s🌠ử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình…
- ASE🎶AN cần giữ vững đoàn kết và thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm vì lợi ích chung của khu vực trên cơ sở💖 các nguyên tắc và phương cách đã thỏa thuận, kiên trì tham vấn và xây dựng đồng thuận. Đề nghị Lãnh đạo các nước chỉ đạo các Bộ trưởng Ngoại giao tiếp tục tham vấn chặt chẽ để có phản ứng kịp trước những chuyển biến ở khu vực.
2. Giữ vững vai trò của ASEAN trước các th༒ách thức to lớn ꦿở khu vực:
- ASEAN đang phải xử lý những thách thức phức tạp cả truyền thống và phi truyền thống, từ những xung đột tiềm tàng tới các vấn đề xuyên biên giới như bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, ứng phó và phòng chống thảm họa thiên tai. Với tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, ASEAN cần tích cực xem xét, trao đổi, phối hợp với nhau, và nỗ lực xây dựng lập trường chung ASEAN trong một s🍎ố vấn đề quan trọng của khu vực. Đó cũng là một trong những biện pháp để ASEAN giữ vững vai trò trung tâm của mình trong khu vực, nơi các nước lớn đang cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt. Đề nghị giao các Bộ trưởng liên quan bàn bạc kỹ việc này để có các biện pháp kịp thời.
- Vꦫề hợp tác biển, trong đó có an ninh hàng hải: đề nghị ASEAN tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực rất quan trọng này, trong đó có tìm kiếm và hỗ trợ người v💞à tàu thuyền bị thiên tai, bị nạn trên biển, chống cướp biển và các loại tội phạm xuyên quốc gia, quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển...
- Để tạo điều kiện cho hợp tác, điều quan trọng là các nước cần bảo đảm tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982; hoan nghênh kết quả của Di༺ễn đàn Biển ASEAN lần 3 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ nhất tổ chức vừa qua ở Manila; đề nghị giao các Bộ trưởng và quan chức cao cấp xem xét các khuyến nghị được đưa ra và bàn biện pháp triển khai cụ꧒ thể.
- Về an ninh nguồn nước, trong đó có việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước: đây là các vấn đề cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và cuộc sống của hàng triệu người dân, nhất là các nước hạ lưu; đề nghị các nước nằm trong tiểu vùng Mê Công tiếp tục đẩy mạnh hợp tác ứng phó với lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn, bảo đảm an ninh lượng 💟thực và quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Ưu tiên trước m💝ắt là nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể, khách quan và khoa học về tác động đến môi trường và nguồn nước trong việc khai thác sử dụng nguồn nước sông Mê Công. Đề nghị giao các Bộ trưởng Môi trường ASEAN đưa an ninh nguồn nước thành một nội dung hợp tác ưu tiên về môi trường của ASEAN trong giai đoạn tới.
3. Về Biển Đông:
- Biển Đông đã trở thành vấn đề quan tâm chung, liên quan tới bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Tình hình khu vực này thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề này trên cơ sở quan điểm chung đã có đồng thuận là: nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn hàng hải; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, trong đó có các quy định của Công ước về việc tôn trọng Vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; g🐻iải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng b⭕iện pháp hòa bình; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.
- Hoan nghênh Tuyên bố Nguyên tắc 6 điể🌳m của ASEAN về Biể🔜n Đông, một lần nữa khẳng định lập trường chung của ASEAN về vấn đề này; đề nghị giao các Bộ trưởng và quan chức cao cấp bàn biện pháp bảo đảm triển khai đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố này.
- Ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc thực hiện DOC thời gian qua, trong đó có việc thông qua Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC; ủng hộ việc thông qua Tuyên bố nhân ꦏdịp kỷ niệm 10 năm ký DOC, qua đó ASEAN và Trung Quốc cần꧂ tái khẳng định mạnh mẽ quyết tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC vì mục tiêu chung là hòa bình, an ninh và xây dựng lòng tin.
- Về COC, hoan nghênh ASEAN đã thống nhất được các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở trao đổi với Trung Quốc và đề nghị ASEAN cần tiếp ✤tục thúc đẩy sớm đàm phán chính thức ASEAN-TQ về xây dựng COC.
4. Về quan hệ đối ngoại của ASEAN và vai trò trung tâm của AꦉSEAN:
- ASEAN cần tiếp tục nỗ lực duy trì và nâng cao vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, chủ động định hướng🥃 phát triển cho các tiến trình, khuôn khổ hợp tác; khuyến khích các đối tác gắn kết và đóng góp xây dựng cho các mục tiêu về hòa bình, an ninh và phát triển và hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử đã cam kết.
- Cấp cao Đông Á (AES) cần tiếp tục phát huy vai trò là diễn đàn của các nhà Lãnh đạo về các vấn đề chiến lược liên quan đế⛎n hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, bao gồm cả các vấn đề an ninh ⛄và an toàn hàng hải, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thiên tai và các thách thức an ninh phi truyền thống khác. Đồng thời, cần nỗ lực làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các đối tác, sớm nâng cấp quan hệ với các đối tác quan trọng lên tầm chiến lược, cũng như đề cao nỗ lực của tiến trình ASEAN+3 vào thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực trong bối cảnh mới ở Đông Á.
- Trong dịp Cấp cao này, ASEAN sẽ khởi động tiến trình đàm phán Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) với các đối tác liên quan. Đây là một nỗ lực mạnh mẽ của ASEAN làm sâu sắc quan hệꦕ với các đối tác trong khía cạnh kinh tế, đồng thời giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực, không chỉ về mặt chính trị, an ninh mà cả các lĩnh vực khác.