Nhưỡng Dung (Yang Rong) kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, từng xuất hiện trên Forbes ở vị trí người giàu thứ ba Trung Quốc năm 2001. Tháng 10/2002, tòa án tỉnh Liêu Ninh khởi tố vụ án Nhưỡng Dung chiếm đoạt 1 tỷ USD nhưng Nhưỡng tuyên bố "bị hãm hại" và bỏ trốn sang Mỹ sinh sống từ tháng 5/2002. Ảnh: Ahscb |
Dư Chấn Đông (Yu Zhendong), cựu giám đốc chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc, cùng tòng phạm chuyển 483 triệu USD phi pháp ra nước ngoài trong một thời gian dài. Tháng 10/2001, Dư trốn sang Mỹ và tháng 4/2004, bị FBI bắt giữ trao trả cho cảnh sát Trung Quốc. Sau Dư bị tuyên phạt 12 năm tù. Ảnh: Ahscb |
Tiền Hồng (Qian Hong), trốn nợ ngân hàng một khoản tiền trị giá 80 triệu USD từ năm 1993. Đến năm 2002, cảnh sát Trung Quốc bắt được Tiền từ Panama sau gần 10 năm truy nã đặc biệt. Ảnh: Ahscb |
Trần Mãn Hùng (Chen Manxiong) và Trần Thu Nguyên (Chen Qiuyuan) phạm tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Năm 1995, hai vợ chồng Trần trốn sang Thái Lan cùng với số tiền nợ 66 triệu USD. Đến năm 2008 mới bị dẫn độ về nước. Trần Mãn Hùng bị xử phạt chung thân, còn Trần Thu Nguyên bị xử 14 năm tù. Ảnh: Ahscb |
Lại Xương Tinh, (Lai Changxing) tội phạm lớn bị Trung Quốc truy nã từ năm 1999 với nhiều tội danh gồm buôn lậu, đưa hối lộ, trốn thuế với số tiền lên đến 5 tỷ USD, lớn nhất trong số các vụ lừa đảo và trốn nợ. Lại cùng vợ con trốn sang Canada đến năm 2011 thì bị dẫn độ về nước và đang trong quá trình xét xử. Ảnh: Time |
Ngô Anh (Wu Ying), nữ doanh nhân sinh năm 1981 bị bắt năm 2007 vì tội lừa đảo, chiếm đoạt 56 triệu USD của các nhà đầu tư. Năm 2009 bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình và năm 2012 tòa phúc thẩm xử y án. Ảnh: Zbnews |
Cựu giám đốc một chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc ở Giang Tô, Tôn Phong (Sun Feng), đưa cả nhà bỏ trốn từ cuối năm ngoái với khoản nợ 16 triệu USD. Cựu giám đốc này bị cảnh sát phát lệnh truy nã trên toàn cầu. Ảnh: Sohu |
Cố Xuân Phương (Gu Chunfang), "nữ doanh nhân đẹp nhất tỉnh Giang Tô" bỏ trốn đầu năm 2012 cùng với khoản nợ lên đến 95 triệu USD. Đây là vụ trốn nợ lớn mới nhất tại Trung Quốc. Trong khi đó, theo con số thống kê của đăng trên trang web của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, số người mất tích vì vỡ nợ từ năm 1995 đến 2011 lên đến 18.000 người, với tổng số tiền lên đến 127 tỷ USD, trung bình là 7 triệu USD một người. Trung Quốc sắp ban hành luật phòng chống loại tội phạm này và hợp tác chặt chẽ với các nước trên thế giới để các can phạm "hết đường trốn chạy". Ảnh:Asiaone |
Vũ Hà