37 năm sau chiến tranh biên giới phía Bắc, bà Bùi Thị Mùi (Thanh Ba, Phú Thọ) trở lại Cao Bằng. Bà chính là cô bộ đội bế bé gái trên cầu Tài Hồ Sìn (xã Bạch Đằng, huyện Hòa An) do nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường chụp ngày 24/2/1979. Nhân vật và tác giả bức ảnh đã có cuộc trùng phùng hôm 20/12 tại cây cầu này.
"37 năm mới trở lại Cao Bằng, gặp lại bé Hoàng Thị Thu Hiền cùng những cựu chiến binh từng chiến đấu b🎀ảo 🎶vệ mảnh đất này, tôi thấy mình như ngày còn trong quân ngũ, quên hết những đau buồn trong cuộc sống", bà chia sẻ.
Bị liệt nửa người, bà Mùi phải nằm xe cứu thương, ngồi xe lăn trò chuyện với mọi người. Chồng bà, ông Nguyễn Thanh Long (62 tuổi), luôn ở bên chăm sóc, bế từ cáng cứu thương xuống xe lăn, tiêm thuốc trợ lực, cho vợ ăn uống... Cảnh chăm nhau ở tuổi xế chiều của đôi vợ chồng già khiến nhiều người cảm động. 35 năm gắn bó, tình cảm ấy được thử thách qua nhiều biến cố của cuộc sốn⛎g.
Đầu năm 1980, bà Mùi ra quân, trở về quê nhà xã Đồng Xuân (Thanh Ba, Phú Tꦜhọ). Một năm sau, bà lập gia đình với ông Nguyễn Thanh Long, người xã Hanh Cù cùng huyện. Ở vùng đất "chiêm khô mười lụt", cuộc sống khá vất vả. Vợ chồng bà vừa làm lụng, vừa chờ đón đứa con ra đời. Nhưng niềm háo hức dần biến thành khổ tâm khi bác sĩ kết luận người chồng không thể có con. Ông Long nhiều lần động viên vợ "đi kiếm một đứa con" nhưng bà không đồng ý.
"Vợ chồng thì phải chung thủy, làm vậy thì mình là kẻ𓆏 hai lòng rồi. 🅘Người đàn ông nhìn thấy đứa con vợ sinh nhưng không phải con mình thì ai chịu nổi, cuộc sống sẽ sinh ra nhiều mâu thuẫn lắm. Thôi thì chấp nhận số phận chứ không thể đi ngược đạo lý vợ chồng", bà Mùi tâm sự.
Biết tính vợ, ông Long không nhắc đến đề nghị trên nữa, chỉ lẳng lặng chăm bà nhiều hơn với ý nghĩ "để bà ấy không được làm mẹ thì làm một người vợ được chăm lo đủ ꧃đầy".
Cuộc sống của vợ chồng già êm đềm trôi qua cho đến đầu năm 2015, bà Mùi bị cây đè trong một lần vào rừng lấy củi. Đa chấn thương, chết lâm sàng dẫn đến liệt nửa người nằm một chỗ, bà gục ngã với suy nghĩ duy nhất: chết ಞquách cho chồng nhẹ gánh. "Tôi khóc, bảo anh sẽ khổ vì em không thể tự lo cho mình. Ông ấy bảo khổ thì cùng khổ", bà Mùi kể.
Ông Long giữ 4 sào ruộng cày cấy lấy gạo ăn, còn lại cho làng xóm mượn hết để dành hết thời gian chăm sóc bà, lo từ ăn uống, tắm 🧔rửa, đến vệ sinh cá nhân... Đến bữa chồng nấu ăn, vợ 💝ngồi xe lăn cho đỡ buồn; buổi tối trước khi đi ngủ, ông xoa bóp chân tay để bà đỡ mỏi. Người đàn ông quanh năm chân lấm tay bùn đã học cách cầm kim tiêm để tiêm thuốc cho vợ. Cứ thế, bà Mùi vượt qua những cơn đau trong sự chăm sóc của chồng.
Hỏi chuyện ông Long, ông chỉ cười nói: "Trước đây, người ta vẫn nói đàn𝔍 ôn𓃲g ốm đau có vợ chăm sóc là chuyện đơn giản. Giờ vợ ốm thì mình chăm, quen hết việc rồi, có gì đâu mà ngại".
|
Động lực sống của bà Mùi càng mạnh mẽ hơn khi đến đầu năm 2016 được gặp lại chị Hoàng Thị Thu Hiền - cô bé năm xưa bà từng cứu.ಌ Hai người nhận nhau là mẹ con. Ở cách nhau hàng trăm câ🌃y số, chị Hiền không đưa chồng con về thăm bố mẹ nuôi thường xuyên nên mỗi tối đều gọi điện nói chuyện với ông bà.
Bà chia sẻ, mỗi cuộc điện thoại của "bé Hiền" giờ như một liều thuốc bổ khiến tâm trạng bà vui vẻ và cười nhiều hơn. "Có lẽ ít ai hiểu được cảm xúc của người từng tuyệt♒ vọng khi không được làm mẹ rồi lại hồi sinh khi có con gái, lại là cô bé năm xưa mình từng bế. Tôi cũng may mắn khi chọn đúng người bạn đời, không còn đòi hỏi gì thêm", bà nói.
Tháng 2/1979, nhóm trinh sát bắt gặp bà Hoàng Thị Phiến bị trúng đạn quân Trung Quốcඣ, nằm bất tỉnh trong rừng thuộc khu vực Bản Tấn (Hòa An, Cao Bằng), bên cạnh là con gái nhỏ đang gào khóc. Nhóm trinh sát đã băng rừng, đưa hai mẹ con về tuyến sau cứu chữa. Bé gái được cô bộ đội Bùi Thị Mùi bế suốt ngày đêm. Sáng 24/2, tốp b🧜ộ đội đến cầu Tài Hồ Sìn thì gặp ông Trần Mạnh Thường. Ông xin chụp tấm hình cô bộ đội bế em bé mà không kịp hỏi tên. |
>> Cuộc trùng phùng sau 37 năm chiến tr🦂anh biên giới phía Bắc