Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng: "Việc cá basa vẫn phát t🧸riển sau vụ kiện chứng tỏ một sức ♏sống rất dẻo dai". |
- Vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ đã ảnh hưởng như thế nào tới tình hình xuất khẩu cá tra, basa trong suốt năm qua, thưa ông?
- Đúng một nꦺăm trước đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra mức thuế áp đặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam, với biên độ từ hơn 37% đến 63,8%. Các mức thuế đó cao một cách vô lý, khiến ai cũng nghĩ chắc con cá basa và cá tra của chúng ta sẽ “chết”, nhưng diễn biến sau vụ kiện cho thấy quyết định của DOC chỉ làm thay đổi cơ cấu thị trường chứ về cơ bản không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thực ra, ảnh hưởng lớn nhất và gây xáo động nhiều nhất rơi vào thời điểm trước khi có quyết định cuối cùng. Bởi lúc đó, chưa biết chính xác mức thuế là bao nhiêu, nông dân hoang mang không biết có nên tiếp tục nuôi hay không, còn doanh nghiệp cũ🌸ng khó xác định giá mua thích hợp. Vì vậy, xảy ra tình trạng dân bán đổ bán tháo cá, đẩy giá xuống thấp dù VASEP liên tục khuyến cáo tình hình không đáng lo ngại đến thế.
Ngay sau kết luận của DOC, những xáo động đó vẫn còn song chỉ kéo dài không quá 3 tháng. Đến tháng 9, giá cả dần ổn định và từ sau tháng 12 đến nay, tình hình xuất khẩu cá tra, basa tiển triển rất tốt. Ví dụ với Agifish, từ đầu năm đến nay xuất gần 8.000 tấn thành phẩm, trong 𝔉đó hơn một nửa là đi châu Âu. Nếu duy trì tốc độ này, công ty sẽ xuất khẩu khoảng 15.000 tấn, thậm chí 18.000 tấn trong cả năm và lượng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sẽ vào khoảng 45.000-55.000 tấn. Các doanh nghi𓆏ệp khác như Nam Việt, QVD, Afiex cũng vươn lên mạnh mẽ. Nam Việt không những chạy hết công suất hiện có còn đang mở thêm nhà máy mới, với tổng công suất 60.000 tấn nguyên liệu mỗi năm. Doanh số xuất khẩu của QVD những tháng đầu năm nay tăng 30% so với cùng kỳ. Còn Afiex, sản lượng tăng 40-50%. Hàng loạt nhà máy khác của các công ty rất lớn cũng đi vào sản xuất, đưa tổng số các nhà chế biến cá tra, ba sa Việt Nam lên 24, so với 14 một năm trước đây.
Về phía nông dân, từ chỗ lo ngại bán vội ꦰvã cá đi thì nay đang mở rộng vùng nuôi. Họ đang rất phấn khởi vì giá tăng cao, có lúc tới 15.000 đồng/kg cá tra loại 1, trong khi lúc thấp chỉ khoảng 7.500 đồng. Nay mỗi cân cá như vậy đang là 14.000-14.500 đồng. Nếu như trước đây chỉ có các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp nuôi cá thì bây giờ lan 🦩rộng ra sang Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, thậm chí cả miền Trung và miền Bắc. Nhiều mô hình nuôi cá mới, rất có hiệu quả, năng suất cao được đưa vào ứng dụng. Mô hình nuôi cá tra sinh thái ở đăng quầng và trong mùa nước nổi cũng đang được nghiên cứu. Nhờ vậy các nhà máy đang dồi dào nguyên liệu để sản xuất, lượng cá đang nuôi trong ao vẫn tiếp tục tăng đáng kể.
- Ông nói sau vụ kiện, chỉ có cơ cấu thị trường xuất khẩu bị thay đổi?
- Sự thay đổi này ﷺrất tích cực, theo hướng tái cơ cấu và đa dạng hoá thị trường. Nếu như trước đây, xuất khẩu cá tra, basa filê đông lạnh vào Mỹ năm cao nhất phải chiếm tỷ trọng 70%, nhưng bây giờ chỉ khoảng 20-30%. Lúc này, các doanh nghiệp đang chuyển hướng mạnh sang thị trường EU và mở rộng thêm nhiều thị trường mới. Riêng Agifish, EU chiếm tỷ trọng 50% trong cơ cấu thị trường xuất khꦡẩu, so với trước đây là 15%. Ngoài EU, Agifish còn có thêm hơn 30 thị trường khác, trong khi trước đây chỉ vỏn vẹn 7-8 thị trường. Sân nhà cũng là một thị trường tốt và đã được đẩy lên rất mạnh kể từ cuối năm ngoái và đầu năm nay. Đây cũng là nơi cứu cánh của các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn, khi chưa kịp mở thêm thị trường xuất khẩu mới. Cũng cần nói thêm rằng, chính trong thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp đã có cơ hội để nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng của thị trường nội địa và đã rất tích cực để khai thác thị trường này. Đây có lẽ cũng là điều mà những người đi kiện ta không ngờ tới. Và chúng ta đang đi vững trên “cả hai chân”.
Do sức ép của thuế bán phá giá tại thị trường Mỹ đối với mặt hàng philê đông lạnh, doanh nghiệp đã phải vượt rào bằng cách đa dạng hoá sản phẩm. Philê đông lạnh vào Mỹ khó khăn t♏hì ta vào bằng philê tươi và nhiều sản phẩm giá trị gia tăng khác. Chưa bao giờ sản phẩm cá tra basa lại đa dạng đến thế. Mặt hàng giá trị gia tăng vừa mang lại lợi nhuận cao 🐼hơn vừa tránh được thuế bảo hộ vô lý của Mỹ.
- VASEP từng cho rằng sau phán quyết cuối cùng của DOC, công việc của các luật sư và doanh nghiệp Việt Nam trong vụ kiện này chưa kết thúc. Đề nghị ông giải thích rõ hơn?
- Theo luật của Mỹ, tất cả các mức thuế đều được xây dựng trên cứ liệu đã có và chỉ là ước tính. Với vụ kiện cá tra, basa, biên độ 37-63,8% cũng chỉ là ước tính để tạm áp dụng cho khoảng thời gian từ tháng 6 năm ngoái đến tháng 6 năm nay, bởi nó căn cứ vào số liệu của năm trước đó. DOC chỉ dùng mức đó để tạm thu tiền thuế mà thôi. Các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ, phải ứng trước tiền thuế “chống bán phá giá” nếu nhập khẩu sản phẩm phile đông lạnh cá tra, cá ba sa, nhưng mức thuế thực tế mà họ phải nộp lại phụ thuộc vào số liệu, tình hình mua bán từ tháng 6 năm ngoái đến nay. Hết tháng này, DOC bắt đầu quá trình “xem xét hành chính” (administration review), căn cứ trên các số liệu xuất khẩu thực tế của giai đoạn🍨 1 năm vừa qua. Nếu kết quả cao hơn mức thuế đã tính năm ngoái thì doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ sẽ phải đóng thêm tiền thuế, nếu thấp hơn thì được lấy lại số tiền đã nộp cộng với lãi suất liên bang.
Tôi nói câu chuyện bây giờ mới thực sự bắt đầu chính là vì điều đó. Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm thủ tục review với hy vọng mức thuế sẽ thấp hơn nếu không nói là bằ💫ng 0. Nếu cứ 3 năm tính mức thuế bằng 0 thì mức thuế🗹 áp đặt trước đây sẽ bị huỷ bỏ, còn nếu mức thuế năm sau thấp hơn năm trước thì cũng là cả một cái lợi lớn cho nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Có điều là tháng 7, DOC mới bắt đầu nghiên cứu số liệu thì phải sang tháng 6 sang năm mới có được mức thuế chính thức cho năm 2003-2004. Như vậy, các bên vẫn phải chờ thêm 1 năm nữa để biết được câu chuyện của năm vừa rồi cuối cùng là như thế nào.
- Vậy doanh nghiệp phải làm gì để có được thuế suất thấp sau quá trình review?
- Theo luật Mỹ, mức thuế chính thức được xác định cho năm nay sẽ là cơ sở để tiếp tục tạm thu thuế trong năm tới. Họ muốn nắm đằng chuôi, muốn dùng cách tính như vậy để tạo cơ hội nâng thuế cao lên mãi, đến mức mà đối thủ không thể chịu 🦩được phải bỏ thị trường. Song ta cũng có rất nhiều cách, hợp pháp và đúng luật Mỹ hẳn hoi, để từng bước giảm dần mức thuế.
Cách thứ nhất, phải tăng giá bán, hoặc chí ít là giữ n𒈔guyên giá nh🌳ư cũ. Nếu giá bán cao thì DOC không có cơ sở để kết luận bán phá giá. Trong thực tế, năm ngoái, giá mỗi cân cá phile đông lạnh của ta xuất sang Mỹ chỉ là 2,2-2,4 USD thì năm nay là 3,2-3,4 USD, thậm chí có lúc 3,8-4,0 USD.
Biện pháp thứ 2 là tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nhập khẩu Mỹ và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Sự hợp tác này thể hiện ở việc nhà nhập khẩu Mỹ vẫn tiếp tục bán con cá này sang thị trường Mỹ với giá cao hơn. Không cầnꩲ khối lượng nhiều, miễn là trong thời gian một năm vẫn tiếp tục xuất với giá ♎cao. Thực tế thì giá thành sản xuất mỗi kg cá chỉ là 7.000 đồng, càng bán giá cao càng có lợi cho phía Việt Nam. Thứ 3 là doanh nghiệp mở công ty con tại Mỹ (Agifish là doanh nghiệp đã đi đầu trong việc này). Với việc thiết lập một công ty con bên Mỹ, cách thức tính thuế lại đi theo hướng khác.
Nếu như cả 3 điều đó doanh nghiệp làm tốt thì mỗi khi DOC review hàng năm, sẽ được mức thuế tốt, thậm chí bằng 0. Công việc review còn lặp lại trong 5 năm, nếu mỗi năm mình cải thiện được một chút thì mình sẽ là người chủ động tro🎀ng cuộc chơi.
- Nếu kết quả review cho thuế suất thấp thì doanh nghiệp Việt Nam được lợi gì?
- Các doanh nghiệp của ta không được lợi trực tiếp, họ không đ💜ược nhận tiền hoàn thuế nếu thuế suất mới thấp hơn thuế tạm tính. Nhưng rõ ràng là khách hàng bên Mỹ được lợi và sẽ tiếp tục cộng tác với mình. Đó là cái lợi gián tiếp, về mặt đạo lý kinh doanh, khách hàng của anh được lợi thì có nghĩa anh cũng được lợi.
Suy cho cùng thì việc áp đặt thuế “chống bán phá giá” là một cách rất giả tạo để lấy tiền của người tiêu dùng Mỹ bỏ vào túi người nuôi cá Mỹ. Nhà nhập khẩu thực ra không mất gì bởi nếu thuế cao, họ sẽ tăng giá bán và người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Mà số tiền tăng thêm đó, theo Tu chính án Byrd của Mỹ, lại chảy vào túi những người đi kiện. Nếu thuế giảm đi thì rõ ràng luồng tiền này cũng giảm. Giá bán giảm, người mua hàng sẽ chỉ bỏ ít tiền hơn và có thể mua được nhiều cá hơn. Như thế thì tốt hơn cho việc bán con cá của mình. Phải kiên trì cuộc đấu này theo luật Mỹ thì mới có thể thắng được, chứ bỏ cuộc sẽ phải chịu thiệt. Tất nhiên phải tốn tiền thuê luật sư để tư vấn giúp mình trong những cuộc review này.
- Liệu việc VASEP khởi kiện lại DOC năm ngoái có cải thiện được thuế chống bán phá giá?
- Năm ngoái VASEP đã nộp đơn kiện lên Toà án Thương mại Quốc tế Mỹ vì DOC đã làm sai luật. Theo luật, khi tính giá thành sản xuất thì DOC phải căn cứ trên mô hình sản xuất thực tế của nước bị đơn. DOC thừa nhận mô hình sản xuất cá basa của Việt Nam là liên hoàn từ khi sản xuất con giống, đến lúc nuôi và chế biến. Thế nhưng khi tính giá thành sản phẩm thì họ lại cắt khâu nuôi đi với lý do là Bangladesh (nước th🌳ay thế cho ta trong vụ kiện) không có công nghệ nuôi tương tự như ta. Công ty Bao Steel của Trung Quốc từng kiện DOC giống như vậy và toà đã nghiêng về phía doanh nghiệp đó. Mình cũng hy vọng làm được chuyện tương tự. Nếu thành công, DOC có thể xoá mức thuế vô lý hoặc ít nhất cũng giảm cho mình.
- Theo ông, doanh nghiệp có thể rút ra bài học gì sau vụ kiện cá tra, basa tại Mỹ?
- Trước hết đó là bài học về đa dạng hoá sản phẩm và thị trường. Câu nói ngắn gọn này đã được nhắc đến từ lâu nhưng th🍨ực hiện nó không dễ, bỏi để cho thị trường biết được con cá của mình và mua nó cũng đã rất dày công rồi. Nhưng sau vụ kiện, các doanh nghiệp hiểu rằng dù trong tình thế thuận lợi đến đâu cũnꩵg phải đa dạng hoá thị trường và sản phẩm để giảm bớt rủi ro khi mà thị trường và sản phẩm đó có vấn đề.
Bài học thứ 2 là không nên quá hoang mang. Trong thế giới đa cực hiện nay, không một hình thức bảo hộ nào có thể mang lại kết quả đơn phương. Người Mỹ muốn dùng thuế để cứu con cá nheo của họ, nhưng sau khi áp thuế thì giá cá Mỹ chỉ tăng chút đỉnh và dù được trợ cấp nó vẫn không xuất khẩu được nhiều. Trong khi đó, giá cá Việt Nam lại tăng mạnh hơn và khi bị ép quá đáng, nó lại tìm ra nhiều con đường khác để đi. Thực tế này cho thấy, kết quả vụ kiện đã không thuận theo ý muốn chủ quan của người Mỹ mà nó đi theo logic của thương mại, của thị trường. Và như vậy, không nên quá hoang mang rằng đã bị kiện trên đất của họ thì mình không sống nổi. Chỉ nên sợ nếu sản phẩm của mình không tốt, giá thành cao. Dẫu rằng mức “thuế chống bán phá giá” b🅠ị áp đặt vô lý sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian nào đó, ở một mức độ nào đó, nhưng nếu s♎ản phẩm của mình tốt, giá phải chăng, thì mình vẫn thắng dù bị xử bất công. Vấn đề là phải tiếp tục nâng chất lượng và giảm giá thành hơn nữa.
Một bài học vô cùng quý giá chính là tính cộng đồng. Trong vụ kiện, các doanh nghiệp đoàn kết lại với nhau, cùng thuê luật sư, chung lưng đấu cật, cù𒉰ng góp tiền góp nong để đấu lại với bất công. Và đó chính là yếu tố mang lại thắng lợi. Bây giờ, vào lúc đã giải quyết xong vụ kiện thì vấn đề đó càng đặt ra mạnh mẽ hơn bởi nó quyết định tương lai của con cá basa.
Có thể lấy sự kiện Metro tổ chức đấu thầu cung cấp cá tra, ba sa vừa qua làm ví dụ. Việc một nhà phân phối tổ chức đấu thầu để cung ứng nghe qua là chuyện bình thường, nhưng với con cá này thì lẽ ra chúng ta có thể làm tốt hơn nếu các doanh nghiệp phối hợp chặt với nhau. Gần như chỉ có Việt Nam mới có con cá basa, trong khi Metro là một hệ 🅺thống của nước ngoài, họ mua con cá này của ta để xuất đi. Các doanh nghiệp đã không phối hợp với nhau nên Metro lật ngược được thế cờ, đưa họ vào sàn đấu nhau để mua được giá thấp. Nếu một loạt các tập đoàn khác vào đây cũng dùng hình thức đó thì mình sẽ bị thiệt hại biết bao!
Vì vậy, các nhà chế biến cá cần liên kết với nhau và sự liên kết đó phải mở rộng tới cả người nông dân. Người nuôi và nhà chế biến cũng phải liên kết với nhau, đừng quan hệ theo kiểu đàn kiến và con cá, tránh tình trạng lúc “kiến ăn cá” lúc “cá ăn kiến”. Phải cải thiện mối quan hệ này nhằmꦇ mục đích ổn định sản xuất nguyên liệu gắn với sự mở rộng thị trường trên cơ sở hợp đồng kinh tế...
Song Linh thực hiện