Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam (bên phải) và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son chủ trì phiên họp báo Chính phủ chiều 4/11. Ảnh: Nhật Minh. |
Phát biểu tại phiên Họp báo thường kỳ chiều 4/11, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định việc thực hiện Nghị quyết 11 về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tại Việt Nam đang phát những tín hiệu tích cực, rõ ràng hơn. Điều này được thể hiện ở việc CPI tăng chậm lạ🅷i, cán cân xuất nhập khẩu và thanh toán cân bằng hơn…
Tuy nhiên, trong 2 ngày làm việc vừa qua, Chín♐h phủ vẫn thống nhất cho rằng nền kinh tế những tháng cuối năm và đầu 2012 sẽ tiếp tục phải chịu nhiều thử thách, đặc biệt trong điều kiện thế giới diễn biến khó lường. Do vây, Chính phủ sẽ tiếp tục kiên trì th♎ực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, chặt chẽ về tài khoá, đồng thời có những biện pháp quyết liệt hơn trong điều hành.
Một trong những nhiệm vụ quan trọജng sẽ được triển khai trong thời gian tới, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam là khẩn trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, tái cơ cấu ngân hàng. Về phương án cụ thể, đại diện Chính phủ cho biết đang gi🐬ao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng và trình trong thời gian tới.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Đồng Tiến. Ảnh: Nhật Minh. |
Tuy nhiên, về nguyên tắc, Chính phủ khẳng định sẽ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng tăng hợp lý về quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, quản lý và sử dụng vốn. Quá trình này sẽ được thực hiện có lộ trình và Chính phủ cam kết sẽ không để xảy ra✱ đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng, không để ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người gửi tiền.
Về “sức khoẻ” của các ngân hàng hiện nay, phát biểu tại họp báo, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng hiện vẫn hoạt động tương đối ổn định, lành mạnh. Ông Tiến cũng thừa nhận có một bộ phận nhà băng đang gặp khó khăn v🌃à phải nhận sự hỗ trợ về thanh khoản ngắn hạn từ Ngân hàng N🐻hà nước.
Tuy nhiên, đại diện của cơ quan quản lý ngân hàng cũng cho biết đây là việc hết sức bình thường trong quá trình hoạt động. Ông cũng lưu ý rằng không phải cứ có quy mô lớn là ngân h🍸àng mạnh: “Yếu hay mạnh là phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng đồng vốn”, ông Tiến nói.
Riêng đối với thực trạng một số ngân hàng sử dụng vốn huy động được đầu tư bất động sản, tài chính… thiếu kiểm soát, dẫn đến thua lỗ (vấn đề được đại biểu Nguyễn Bá Thanh nêu trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội chiều 27/10), ông Nguyễn Đồng Tiến ch𒅌o biết những ý kiến của đại biểu Thanh nêu không có địa chỉ cụ thể nên Ngân hàng Nhà nước cần điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trước khi có thông tin chính thức. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một gợi ý để cơ quan quản lý tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra các ngân hàng.
Về tăng trưởng tín dụng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết con số thực tế của cả năm 2011 nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức 12%, thay vì 20% như kế hoạch hồไi đầu năm. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến, mức tăng trưởng cho vay này là phù hợp hơn với mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát của năm 2011.
Cũng để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết bên cạnh các gi🎃ải pháp tiền tệ, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý giá, kể cả giá điện.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã nhận được đề xuất tăng giá điện của✅ EVN. Tuy nhiên, trong kỳ họp này, Chính phủ chưa đặt vấn đề tăng giá. Tuy vậy, về lâu dài, tương tự như xăng dầu, việc quản lý giá điện sẽ tiến dần tới cơ chế thị trường. Việc tăng giá sẽ được xem xét vào thời điểm thích hợp và phải đảm bảo 2 điều kiện là ngành điện phải công khai giá t🐼hành, lỗ lãi và Chính phủ có biện pháp thích hợp hỗ trợ người nghèo: “Người nghèo sẽ không bị thiệt hơn, nếu không muốn nói là lợi hơn khi có giá điện mới”, Bộ trưởng khẳng định.
Liên quan đến điều hành giá bán lẻ giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo Nghị định 84 của Chính phủ, trên phương châm công khai, minh bạch. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố công khai kết quả thanh tra giá xăng dầu, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tình trạng vỡ tín dụng đen hàng loạt trong thời gian qua, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến thừa nhận hiện tượng này đã diễn ra dai dẳng từ lâu và khó xử lý do chế tài chưa đầy đủ. Kẻ xấu thường lợi dụng lòng tin và lòng tham của người gửi tiền để huy động vốn. Khi các đối tượng này không trả được nợ thì sẽ gây hậu quả lớn cho cá nhân cũng như xã hộ🍨i. Để hạn chế tình trạng này, Phó thống đốc cho rằng bên cạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các văn bản pháp luật đầy đủ, cơ quan quản lý cũng sẽ có các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. |
Nhật Minh