Trả lời tại phiên họp báo thường kỳ chiều 26/4, xung quanh câu chuyện về Dự án Nꦏhà máy lọc dầu trị giá 27 tỷ USD tại Bình Định, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định đây là dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ, căn cứ trên quy mô cũng như nhiều yếu tố khác.
🅰Theo đó, Chính phủ đã nhận được báo cáo và cho phép các bên liên quan, trong đó có chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) khảo sát, lập dự án tiền khả thi, trước khi được xem xét chính thức. “Đương nhiên trước khi Chính phủ xem xét, sẽ cân nhắc ý ki꧂ến của tất cả các bộ ngành liên quan, từ việc đảm bảo an ninh năng lượng đến thu hút đầu tư…”, ông nói.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định Chính phủ sẽ xem xét thận trọng dự án tại Bình Định. Ảnh: N.M |
Theo giải thích của vị Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, một nhà máy lọc dầu với quy mô như vậy được xây dựng sẽ không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là loại dự án tương đối đặc thù. Do đó cần xem xét nguồn dầu nguyên l🌼iệu lấy từ đâu, có đảm bảo hay không, công nghệ như thế nào…
Trước đó, vào cuối năm 2012, PTT tuyên bố muốn bỏ 27 tỷ USD xây nhà máy lọc dầu tại Khu công nghiệp Nhơn Hội (Bình Định). Dự án này ngay lập tức gặp phải những luồng ý kiến trái chiều. Trong khi phía địa phương tỏ ra hết sức ủng hộ thì phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam) lại lo lắng về tính khả thi. Bộ Công Thương hiện vẫn giữ quan điểm thận trọng về dự án này. |
Bộ trưởng Đam cũng nhận định, khi một dự án có quy mô lớnಌ muốn vào Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng làಞ tại đây có lợi thế, trong trường hợp này có thể là bờ biển. Do vậy, Chính phủ cam kết sẽ xem xét khách quan, nếu dự án đáp ứng các yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì sẽ ưu tiên thúc đẩy.
“Ngược lại, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu, Chính phủ cũng sẽ có ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nܫhau để nhà đầu tư tự quyết định. Còn thời điểm này, dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi”, ông khẳng định.
Cũng trong phiên họp báo chiều 26/4, người phát ngôn của Chính phủ cũng nhận được một số câu hỏi xung quanh vấn đề thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, đây là vấn đề đã được Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ tháng trước với nhiều ý kiến đề nghị làm sâu hơn. Ngân hàng Nhà nước sau đó đã chủ trì việc bàn thảo lại, tiếp thu ý kiến bộ ngành và trình Chính phủ bản sửa đổi nghị định thành lập. “Trong vài ngày tới, Chính phủ sẽ thông qua nghị định này để sớm đưa VAMC đi vào hoạt động”, ông nói.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình xây dựng VAMC, Việt Nam không thể học tập trọn vẹn từ một mô hình nào trên thế giới. Do đó, khi thực hiện, Chính phủ sẽ làm với tinh thần cầu thị và sẽ có điều chỉnh nếu cần thiết. Ông cũng nhấn mạnh đây chỉ là một trong những công cụ để xử 🃏lý nợ xấu, trong khi vai trò chủ đạo để giải quyết vấn đề này vẫn phải là khꦑu vực tài chính - ngân hàng.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, đại diện Chính phủ tiếp tục giữ thái độ thận trọng mặc dù nhận định việc CPI tiếp tục tăng thấp đã củng c🦄ố khả năng hoàn thành mục tiêu lạm phát năm nay. Bộ trưởng Đam cũng🎐 thừa nhận một số chính sách hỗ trợ kinh tế mới vẫn chậm đi vào cuộc sống do các cơ quan thực hiện chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành các chính sách hướng dẫn.
“Chẳng hạn như chủ trương dành 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà thu nhập thấp là đúng đắn. Tuy vậy, đ♒ến nay cũng chưa có người dân nào được vay, do các quy định thế🦄 nào là thu nhập thấp, dạng nhà nào được cho vay… vẫn chưa được ban hành”, Bộ trưởng lấy ví dụ. Ông cũng khẳng định Chính phủ đang thúc giục các bộ ngành để triển khai nhanh các chính sách nêu trên, qua đó hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, cũng như đảm bảo an sinh xã hội.
Nhật Minh
Trả lời câu hỏi của 168betvisa-slots.com về những ý kiến trái chiều xung quanh công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc (Hà Nội), ông Vũ Đức Đam khẳng định, việc bảo vệ di sản với yêu cầu phát triển là hai mặt của một vấn đề. Hà Nội cầ𝓡n tiếp tục lắng nghe ý kiến các nhà khoa học có chuyên môn từ lịch sử, bảo tồn, văn hóa tới giao thông, kinh tế đô thị để có giải pháp hài hòa, đảm bảo không coi trọng mặt nào hơn mặt nào. Với công trình cụ thể này, nhiệm vụ được giao cho Hà Nội và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chứ Chính phủ không chỉ đạo trực tiếp. "Hà Nội với trách nhiệm của mình phải nói rõ công trình cụ thể này có vi phạm Luật Di s𝄹ản hay không. Nếu báo chí và công luận cho rằng vi phạm t🌌hì cơ quan quản lý sẽ có ý kiến chính thức", ông Đam khẳng định. Liên quan tới vụ việc hòn đá "lạ" ở Đền Hùng, với quan điểm cá nhân, ông Đam cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng là một truyền thống đặc biệt, đậm bản sắc văn hóa và đ๊ã được UNESCO công nhận chứ không phải mê tín dị đoan. Đền Hùng là nơi giỗ tổ của cả đất nước, đồng thời còn là một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và phải được quản lý theo đúng Luật Di sản văn hóa. "Dân tộc Việt Nam tự hào là dân tộc cần cù, sáng tạo, dũng cảm và trên hết là lòng yêu nước. Chúng ta chiến thắng mọi thiên tai, địch họa bằng sức mạnh đó chứ khಞông phải sức mạnh mang tính bùa chú nào. Tôi nghĩ tất cả người dân Việt Nam khi nói đến tín ngưỡng thờ cúng Hù🦄ng Vương thì đều tự hào về phẩm chất đó", ông Đam nói. Nguyễn Hưng |