Theo khẳng định của VNSA, các g🤪iải pháp của hiệp hội và doanh nghiệp sẽ làm giảm giá thép xây dựng. |
Hiện nay, giá phôi thép nhập khẩu đã lên tới 450-460 USD/tấn, tăng gấp đôi so với đầu🎀 năm 2003 và tăng hơn gấp 3 lần so cùng kỳ năm 2000. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường thép xây dựng trong nước với việc giá thành phẩm lên tới 7𓄧,8- 8,4 triệu đồng/tấn tùy chủng loại, tăng 3,5-4 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Để đối phó vớ🍸i diễn biến giá thép liên tục leo th🌱ang trên thị trường, ngay từ cuối tháng 12, VNSA đã khuyến cáo các công ty thép phải duy trì sản lượng phôi nhập để đảm bảo không xảy ra thiếu hụt trên thị trường, đồng thời hạn chế cung cấp thép tập trung cho vài đầu mối nhằm hạn chế khả năng đầu cơ của các đại lý.
Tuy nhiên, mãi tới cuộc họp chiều qua, VNSA và các doanh nghiệp sản xuất thép mới thống nhất đề ra một loạt biện pháp nhằm ổn định thị trường. Ngoài các yêu cầu duy trì sảꦆn lượng sản xuất tại các nhà máy, không cung cấp thép tập trun🎶g cho một số đầu mối để tránh đầu cơ như đã nêu trên, VNSA và các doanh nghiệp thống nhất ủng hộ giải pháp nhập thép phế liệu về để sản xuất phôi, cố gắng nâng sản lượng phôi sản xuất trong nước lên 1 triệu tấn thay vì 750.000 tấn như hiện nay.
Theo ông Phạm Chí Cường, Phó chủ tịch VNSA, giải pháp cấp bách trước mắt là phải nhanh chóng điều phối thị trường trong nước, đề nghị cho vận chuyển thép từ các khu vực có nhu cầu thấp, giá thấp (phía Nam) đến nơi có nhu cầu cao, giá cao (phía Bắc). Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp giꦗảm chi phí, hạ giá bán ở mức tối đa có thể để chặn ngay sự leo thang của giá thép trong nước.
Nếu một khi các giải pháp cấp bách này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn (tức chưa chặn đứng được cơn sốt giá) thì theo VNSA, bắt buộc phải cần tới giải pháp kiến nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu thép thành phẩm để đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước. Điều này 🉐cũng đồng nghĩa với việc kiến nghị giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép, và không khuyến khích việc đầu tư sản xuất trong nước.
Hiệp hội Thép và Tổng công ty Thép Việt Nam cũng đang tích cực triển khai các dự án khai thác quặng sắt ở Hà Tĩnh (trữ lượng 500 triệu tấn), ở Bắc Thái (trữ lượng 220 triệu tấn) và 7 dự án lu🌞yện phôi bằng lò điện với tổng công suất gần 2 triệu tấn/năm. Khi các dự án này đi vào hoạt động (chậm nhất là năm 2006) sẽ đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu phôi thép cho sản xuất và tiêu dùng trong nước (nhu cầu trong nước khoảng 3- 3,5 triệu tấn/năm), hạn chế đáng kể sự phụ thuộc vào thị trường phôi thép trên thế giới.
Bộ Công nghiệp cho biết, tron☂g năm nay, ngành thép cũng s꧙ẽ phải đưa vào hoạt động dự án nhà máy thép cán 300.000 tấn/năm của Công ty gang thép Thái Nguyên và nhà máy cán thép nguội Phú Mỹ..
Minh Khuyên