Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công - Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đang nặng nợ. Tỷ lệ nợ phải 🥃trả trên vốn chủ sở hữu của 167 công ty phi tài chính niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM ở mức 1,53 lần. Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nền kinh tế khác, cả phát triển lẫn mới nổi. Xây dựng và bất động sản là nhóm ngành có tỷ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu.
Ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Việt Nam Capital Partners nhận định, doanh nghiệp hiện nay “chết” vì🗹 đầu tư đa ngành. Nhất là những công ty lớn đầu tư mạnh vào ngân hàng, công ty chứng khoán và bất động sản. Nhiều công ty chứng khoán sẽ phải đóng cửa trong 2 năm nữa và chỉ số ít công ty tồn tại lâu dài. Nhiều công ty bất động sản sẽ phá sản trong 2 năm nữa. Bởi, hiện nay giá căn hộ tiếp tục giảm và chủ đầu tư chấp nhận bán giá thanh lý.
Trong trong khi đó, chi phí lãi vay tăng cộng với✱ giá bán giảm dẫn đến vốn chủ sở hữu âm. Nhiều chủ đầu tư thanh lý tài sản xấu cho ngân hàng, chỉ giữ lại tài sản có khả năng sinh lời nên nợ xấu sẽ tăng chóng mặt vào năm 2013. Ông Sơn cũng cho rằng, hầu hết các công ty Việt Nam hoạt động nhưng thiếu chiến lược dài hạn như: không làm nghiên cứu và dự báo thị trường dài hạn 3-5 năm.
Không tìm hiểu, học hỏi từ thị trường các nước khác, kế hoạch tài chính kém, hạn chế về kênh tiếp cận vốn, đa số doanh nghiệp chạy theo thị trường, thay vì dẫn dắt thị trường. Ông Dominic Price - Tổng giám đốc J.ꦕP Morgan Việt Nam khẳng định: “Để chữa lành “căn bện🔯h” của doanh nghiệp Việt Nam, phương thức tốt nhất là phải tái cơ cấu tài chính”.
(Theo Công an nhân dân)