Số tiền này chủ yếu phát sinh từ các hợp đồng mua bán điện giữa Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) với Công ty Mua bán điện (EPTC) của EVN. Tại thời điểm cuối tháng 4/2011, theo côn🐷g bố của PetroVietnam, số tiền này mới khoảng 5.000 tỷ đồng.
Số tiền EVN nợ Điện lực Dầu khí Cà Mau lên tới gần 950 tỷ. Ảnh: Petrotimes |
Tạ𝓰i thời điểm đó, mặc dù cho biết số nợ này gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của PV Power nhưng theo đại diện Tập đoàn Dầu khí, đơn vị này hoàn toàn thông cảm do EVN đang phải chịu lỗ vì bán giá điện thấp hơn giá thành sản xuất. Tuy vậy, tính đến ngày 8/11/2011, theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước số nợ này đã tăng gấp đôi, lên hơn 11.981 tỷ đồng.
Trong số tiền mà EVN chưa thanh toán cho PetroVietnam, đáng chú ý có khoản nợ hơn 950 tỷ đồng tại Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau. Theo ghi nhận của kiểm toán, do chưa thu được số tiền này nên PetroVietnam đang chậm nộp hơn 81,5 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng. Khoản tiền này chiếm phần lớn trong số gần 94,4 tỷ đồng mà PetroVietnam cần nộp bổ sung vào ngân sách trong năm 2011 theo đề nghị của kiểm to൩án (trướ𒀰c đó, Tập đoàn này đã nộp khoảng 160.800 tỷ đồng).
Đối với EVN, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối 2011, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 4,25 lần, vượt ngưỡng an toàn (3 lần). Con số này cũng cao hơn khá nhiều s🌟o với mức trung bình của các tập đoàn (1,98 lần) cũng như toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (2,33 lần).
Theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước, trong quá trình làm việc tại Tập đoàn Dầu Khí trong năm 2011, cơ quan này đã phát hiện số tiền hỗ trợ lãi suất gần 6 tỷ đồng được Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) cho vay chưa đúng quy định, đối tượng. Tuy nhiên, khoản tiền này sau đó đã được doanh nghiệp thu hồi đúng theo kiến nghị được kiểm toàn đưa ra. |
Nhật Minh