Theo đại diện của Moody's, lý do chính khiến hãng xếp hạng tín dụng này quyết định một bậc đánh giá đối với trái phiếu của Việt Nam là do những quan ngại liên quan đến cán cân thanh toàn, l♕ạm phát trong năm 2010. Bên cạnh đó “nỗi đau” Vinashin cũng góp phần không nhỏ khiến Việt Nam bị liệt vào nhóm các nền kinh tế “có rủi ro tín dụng cao”, theo đánh giá của Moody’s
Cán cân thanh toán của Việt Nam được Moody's đặt nhiều quan ngại. Ảnh minh họa: Hoàng Hà |
"Moody's cho rằng sự “giật cục” của chính sách tiền tệ đã gây áp lực lớಞn lên cán cân thanh toán tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến tính ổn định của nền kinh tế”, Tom Byrne, Phó chủ nhiệm nhóm nghiên cứu về nợ quốc gia của Moody's khẳ🃏ng định.
Ông này còn cho cho rằng sự thiếu quyết liệt trong thắt chặt chính sách tiền tệ cũng như cho phép đồng Việt Nam mất giá trước sức ép của của thị trường có thể đặt Việt Nam trước những rủi ro lớn hơn về cán cân thanh toán cũng như khả năng trả nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, đại diện Moody’s cũng cho rằng việc Việt ꧅Nam chú trọng hơn đến mục tiêu tăng trưởng đã ảnh hưởng tương đối tới tính ổn định của nền ౠkinh tế, khiến lạm phát theo năm (year-on-year), tính đến cuối tháng 11, đã đạt 11,1%.
Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 2 năm qua, Moody’s thay đổi xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu của Việt Nam (giữ ở mức Ba3). Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, hãng này đã đặt xếp hạng của Việt Nam dưới triển vọng tiêu cực. Đến tháng 7 năm nay, một hãng xếp hạng tín dụng khác là Fitch cũng đã hạ mức đánh giá tín nhiệm đối với nợ dài hạn của Việt Nam từ BB- xuống B+.
Nhật Minh