Phát biểu tại họp báo trước thềm Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam 2012 (CG giữa kỳ 2012) chiều 28/5, Giám đốc quốc gia World Bank Victoria K🌳wakwa cho biết các nhà tài trợ thực sự quan ngại trước những kết quả kinh doanh gần đây của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
WB tiếp tục thúc giục Việt Nam cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh: Hoàng Hà |
Những bình luận này được 🔯đại diện Ngân hàng Thế giới đưa ra sau nhiều câu hỏi của phóng viên xung quanh quan điểm của Nhà tài trợ quốc tế đối với những vụ phanh phui nợ nần, kết quả kinh doanh cũng như bê bối liên quan đến các "ông lớn" như Vinashin hay Vinalines. "World Bank cũng như nhiều nhà tài trợ khác không có số liệu cụ thể về những vụ việc này. Tuy nhiên, ở góc độ của mình, sự quan ngại là hoàn toàn dễ hiểu", bà Kwakwa cho biết. World Bank là đầu mối tổ chức các hội nghị CG thường niên, nơi các nhà tài trợ bàn về việc hỗ trợ vốn phát triển cho Việt Nam và đánh giá hiệu quả sử dụng dòng vốn đó.
Sai phạm tại Vinalines: | |||
|
Từ chối đưa ra những bình luận cụ thể về những vụ việc nêu trên nhưng theo Giám đ𓆏ốc quốc gia của World Bank, các trường hợp như Vinalines đang đặt Chính phủ Việt Nam trước yêu cầu phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. “Một chương trình cơ cấu lại hữu hꦅiệu sẽ là liều thuốc kích thích tốt cho phát triển kinh tế dài hạn”, World Bank khẳng định trong báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam 2012.
Nhận định chung về tình hình kinh tế, cơ quan này cho rằng Việt Nam đang phải chịu tác động tiêu cực từ việc suy giảm kinh tế toàn cầu, tương tự như nhiều nền kinh tế Đông Á khác. Tuy vậy, theo kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam - Deepak Mishra, thời gian qua, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể. Cụ thể là lạm phát giảm mạnh, cán cân vãng lai được cải𒆙 thiện, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, mức rủi ro của nền kinh tế giảm. "Đây là những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế Việt Nam", chuyên gia World Bank nhận định.
Cũng theo ông Mishra, mặc dù tăng tꦦrưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại (4% trong quý I), tuy nhiên: “Đây là một phần trong xu hướng lớn để thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng ổn định”. Về các ngành hàng cụ thể, World Bank quan ngại sự sụt giảm xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, khoáng sản, gạo trong quý I/2012. Tuy nhiên, xuất khẩu điện thoại - linh kiện tăng 154%, hay máy tính tăng 99% là điểm tích cực của kinh tế Việt Nam.
Đánh giá cao Nghị quyết 11 năm 2011 của Chính phủ, kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam De🍌epark Mishra cho rằng các mục tiêu trong nghị quౠyết như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã được thực hiện tương đối tốt.
“Nꩵghị quyết 11 tuy chưa thực sự hoàn hảo, nhưng có thể là mô hình tương đối thành công để thiết kꩵế và thực hiện các chương trình cải cách trong tương lai”, ông nói.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới không lạc quan với hiện tượng lạm phát tăng chậm lại thời gian qua, và cảnh báo lạm phát giảm quá nhanh cũng nguy hiểm không kém khi tăng quá nhanh những năm trước. World Bank khu♔yến cáo Việt Nam về việc nới lỏng chính 🍨sách tiền tệ trong thời gian qua. Theo đó, Chính phủ không nên mất tập trung và nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm vì điều này có thể ảnh hưởng đến mức tăng lạm phát trong những tháng còn lại.
Đánh giá về tăng trưởng của trong năm nay, World Bank cho rằng Việt Nam có thể đạt mức tăng GDP khoảng 5,7% (so với mục tiêu 6 - 6,5% của Chính phủ). Con ꦿsố này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt và bản thân nhà chức trách𒊎 cũng thừa nhận dấu hiệu của suy giảm.
Tuy vậy, mục tiêu lạm phát được dự báo là cಞó thể đạt được ở mức 9,5%. Thâm hụt ngân sách sẽ ở mức âm 3,6% GDP, nợ công khoảng 49% GDP, trong khi cán cân vãng lai thâm hụt 1,6% (các con số của năm 2011 lần lượt là âm 2,7%, 48♕,8% và âm 0,5%). WB cũng nhận định mức lạm phát hợp lý nhất cho Việt Nam trong ngắn hạn nên là 8 - 9%. Trong trung hạn 2 đến 3 năm, con số này có thể giảm về mức 5% là hợp lý.
"Lạm phát nܫhư vậy sẽ bảo đảm được các mục tiêu cân đối vĩ mô của Việt Nam", ông Deepark Mishra giải thích.
Tuấn Lân - Nhật Minh