Vừa nhấc điện thoại, chưa kịp hỏi han 🧔câu nào, một lãnh đạo của VinaPhone đã than ngắn thở dài: "Chết dở, chẳng biết phải làm gì bây giờ. Số lưಞợng iPhone 4 nhập về đợt này có 500 chiếc vậy mà, hết anh em, bạn bè đối tác, lại còn cả cấp trên nhờ mua. Hàng thì thiếu, quả thật, tôi chẳng biết xử trí thế nào".
Vị lãnh đạo này cho biết, ngay tại thời điểm VinaPhone tuyên bố sẽ bán iPhone 4 ông đã nhận được điện thoại tới tấp từ 🍨bạn bè nhờ mua. Lúc đó vì chưa biết số lượng thế nào, giá cả ra sao, ông cứ nhận đại. Thế nhưng, khi hãng công bố giá và các mức cước đi kèm, cũng là lúc điện thoại của vị lãnh đạo này luôn trong tình trạng "nóng ran". Không chỉ người thân trong gia đình, anh em bạn bè, mà cả đối tác làm ăn, bạn chơi golf cùng, thậm chí có người một vài lần gặp gỡ khi họp, cũng í ới nhờ mua.
"Anh em thì xử lý dễ nhưng với những người cần phải xã giao thì phải lựa lời nói khéo để khỏi mất lòng. Nói chung những ngày này quả thật là mệt mỏi", vị lãnh đạo này than thở. Chính vì thế dù đã qua vài đợt nhập hàng hết iPhone 3GS lại đến iPhone 4, ông này vẫn trung thành với chú dế đã cũ của hãng sản xuất Nokia. Ai hỏi, ông chỉ nói ngắn gọn là dùng lâu thành quen và ngại thay đổi. Thế nhưng, chỉ riêng ông biết ꦬlà dù thích lắm nhưng không dám xài iPhone vì sợ phải giải thích với những người nhờ mua.
Cả nghìn người chen lấn xô đẩy vào mua iPhone 4 hôm 30/9. Ảnh: Nhật Minh |
Dù là một trong 2 hãng phân phối iPhone 4 tại Việt Nam, thế nhưng nhiều sếp Viettel vẫn trung thành với chú dế Black Berry (BB). Ngoài lý do chú dế này có độ bảo mật cao và tiện dụng, một nguyên nhân khá tệ nhị là họ tránh chuyện phiền hà khi khách hàng than không có iPhone ﷽4 để mua, người nhà mạng vẫn có để dùng.
Một lãnh đạo cấp cao của hãng than thở: "Chẳng biết mặt mũi chiếc iPhone 4 thế nào nhưng hết bà xã rồi đến anh em, bạn bè cứ liên tục gọi điện nhờ giữ hộ cho một chiếc. Trong khi nhân viên thì báo lên ngày 30/9 mở bán 500 chiếc mಞà trước đó một ngày đã có tới 1.000 lời đề nghị đặt mua".
Ông cho biết với số lượng iPhone 4 nhập về đợt đầu quá ít riêng người nhờ muaꦕ đã hết dù chưa mở bán. Do vậy, để đảm bảo sự công bằng, hãng thực hiện chính sách ưu tiên cho khách, nhân viên nhà mạng đợi lô hàng sau. "Nói chung hàng về nhiều thì sợ ế, về ít không đáp ứng đủ nhu cầu. Kiểu gì cũng khó", ông than thở.
Không chỉ các sếp của VinaPhone và Viettel đau đầu vì trái táo 4, nhiều nhân viên của 2 hãng viễn thông này cũng khốn khổ vì bị giận hờn, thậm chí là mắng oan. Anh Hùng nhân viên Viettel cho biết chẳng hiểu vì sao khách hàng có được số điện thoại của anh. Trong ngày 30/9, anh này nhận được hàng trăm cuộc gọi hỏi về iPhone 4. Bạn bè nhờ đã đành, n🎉gay cả khách không mua được ở cửa hàng cũng gọi điện hỏi. Người lịch sự thì nhờ vả hoặc hỏi han thông tin về lô hàng tiếp theo. Còn lại đa phần là chửi bới với những lời lẽ khó nghe.
"Có ông khách sau khi chửi rủa chán chê mê mỏi thì thề sẽ tung số điện thoại của tôi lên diễn đàn 𒁏để 🃏người khác cùng chửi. Thật đúng là không cái gì khổ hơn", anh Hùng than thở.
Anh Đoàn Xuân Hợp, Phòng Kinh doanh Công ty VinaPhone cũng chẳng nhớ nổi đã có bao nhiêu cuộc điện thoại gọi từ bạn bè, người thân nhờ mua iPhone ෴4. Chỉ biết rằng ai gọi điện cho anh cũng "cần lắm", "gấp lắm". Nhiều người còn đòi mang tiền qua thanh toán luôn vì sắp sinh nhật nhật vợ, sinh nhật sếp hoặc các lý do tương tự. Trong tình huống này, anh Hợp chỉ biết 💛giải thích là hãy chờ lô hàng tiếp theo.
Theo kế hoạch, trong tháng 10, hai hãng viễn thông VinaPhone và Viettel sẽ nhập thêm khoảng 2.000♍ chiếc iPhone 4. Tiếng là số lượng tăng gấp đôi lần mở bán đầu tiên, nhưng trái táo 4 sẽ được đưa về thành từng đợt chứ không ồ ạt như thời điểm phân phối iPhone 3GS. Việc phân phối nhỏ giọt này càng làm tăng tâm lý chờ đợi của người mua và khiến họ càng "khát" tráဣi táo 4 hơn. Trên nhiều diễn đàn, dân sành iPhone đã đưa ra các dự đoán về cơn sốt mới mang tên trái táo 4 trong những ngày tới.
Hồng Anh