Theo Tổng cục thống kê, tổng mứ💝c bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 tăng 24,2 % 🃏so với năm 2010. Song nếu trừ các yếu tố giá cả, chỉ số này chưa đạt 5% - thấp nhất trong các năm qua.
Thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu được dự báo là giá vẫn cao trong năm 2012. Ảnh minh họa: Xuân Ngọc |
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết việc🐓 giá cả tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu đã được thể hiện rõ trong các chỉ số thống kê. Tuy nhiên, ông Ánh cho rằng để dự báo tình hình tiêu dùng năm 2012 có thể nhìn vào 3 nhóm yếu tố lớn là giá cả, thu nhập và niềm tin vào thị trường.
Theo đó, nếu giá cả giữ ở mức ổn định, sẽ có tác động tích cực và gần như trực tiếp đến tiêu dùng. Bởi đó là yếu tố chính khiến người dân giảm chi tiêu trong năm 2011. Thứ hai là thu nhập, lương công chức, cán bộ, công nhân. Và mấu chốt thứ ba là niềm tin của người dân vào kinh tế có phục hồi được như trạng thái năm 2006, 2007 và 2♌008 hay không.
Trong khi đó, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng năm 2012, lạm phát tuy𒁃 có giảm hơn so với năm 2011 song vẫn có thể ở mức 10-12%. Trong bối cảnh 58.000 doanh nghiệp phá sản nhiều, số lượng người lao động thất nghiệp tăng cao thì thị trường tiêu dùng vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Phú dự báo, trong năm tới, do thu nhập eo hẹp, giá cả đắt đỏ nên 70% chi tiêu của người dân sẽ tập trung vào vấn đề lươnꦯg thực, thực phẩm. Trong đó 20% người giàu nhất chiếm đến 40% quỹ tiêu dùng xã hội. An toàn thực phẩm là vấn đề số một được người dân quan tâm. “Sữa nhiêm độc , hàng tấn thịt lợn thối được phát hiện, hàng hóa không rõ xuất xứ tràn lan trên thị trường…, mà đó mới chỉ là tảng băng nổi nên người tiêu dùng𝕴 rất hoang mang về chất lượng đồ ăn, thức uống, nhu yếu phẩm thiết yếu”, ông Phú nói.
Theo chuyên gia này, năm 2012, giá cả vẫn sẽ tiếp tục nhích lên song không tăng quá cao đến mức đắt gấp đôi như một số mặt hàng trong năm 2011. “Hiện nay, chúng ta cũng đã thấy được một số tín hiệu khả quan khi giá cả không còn tăng quá nhanh nhưng năm tới vẫn còn rất nhiều khó khăn, cần nhìn thẳng vào bức tranh thực tế để cải thiện. Chỉ bằng cách cân đối, tính toán kỹ trong sản xuất, hạ giá, khuyến mãi thực sự, các doanh nghiệp mới có thể duy trì vận hành”, ꧂ông Phú khuyến cáo.
Đồng quan điểm như vậy🌸, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thông tin, hầu hết các tổ chức, trung tâm nghiên cứu đều dự báo kinh tế thị trường năm 2012 sẽ khó hơn năm 2011. Trong đó, một số mặt hàng có thể hạ g😼iá như đồ xa xỉ, hàng hóa mở cửa với quốc tế và sản phẩm có vòng đời ngắn như công nghệ thông tin. Còn hàng thực phẩm sẽ tăng giá do gắn liền với tình hình thời tiết xấu và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
"Hàng lương thực, thực 📖phẩm sẽ chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu thị trường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như giá 🍎cả thị trường. Thêm đó, sản phẩm hàng tiêu dùng trong nước được ưa chuộng hơn do niềm tin thương hiệu 'Made in Vietnam' và hàng ngoại nhập ngày càng đắt đỏ", ông Phong nói.
Theo ông Nguyễn Minh Phong, trong tình hình người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp sản xuất cần nghiên cứu thị trường kỹ để điều chỉnh hướng sản xuất, bao gồm cả việc đưa ra các tiện ích, công nghệ, bao bì và marketing. Trong đó chú trọng hơn 🍒vào việc hướng đến đối tượng tiêu dùng trẻ, những người sẵn sàng chi tiêu và có khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên vấn đề hàng đầu vẫn là cải thiện chất lượng sản phẩm, chìa khóa then chốt để cạnh tranh.
Xuân Ngọc