Mặc dù vẫn phải xếp sau Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Indonesia tại khu vực Đông Nam Á nhưng việc thăng tới 16 bậc và đứng ở vị trí thứ 59 trên bảng xếp hạng 2010-2011 là một kết quả không tồi đối với Việt Nam. X🌠ếp hạng này vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố cùng Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu 🌠ngày 9/9.
Tốc độ tăng GDP trên mỗi đầu người của Việt Nam so với các nước đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 1980 - 2009. Nguồn: WE♑F |
Ưu điểm lớn nhất của kinh tế Việt Nam trong vòng một năm qua, theo đánh giá của các chuyên gia WEF l🅺à ảnh hưởng tích cực của chính sách tới thị trường lao động cũng như duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn. Sức tăng trưởng của th♉ị trường cũng như kim ngạch xuất khẩu cũng được Báo cáo đánh giá cao.
Các chuyên gia cũng chỉ ra꧃ nguy cơ đe dọa năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam là nhập siêu và lạm phát ở mức cao, gánౠh nặng thuế quan cũng như các rào cản thương mại vô hình khác.
Tuy nhiên, WEF vẫn giữ cáo nhìn tương đối sáng sủa về tình hình kinh tế Việt Nam, tương tự như Báo cáo về Môi trường kinh doanh được chính tổ chức này công bố hồi đầu tháng 6. Quan điểm này cũng tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với Xếp hạng môi trường kinh doanh được tạp chí Forbes công bố cũng trong ngày 9/9,🐷 nơi mà Việt Nam tụt 5 bậc và xếp thứ 11 từ dưới lên trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 201ཧ0 - 2011 được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thực hiện tại 139 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả xếp hạng được xây dựng trên cơ sở 12 chỉ số thành phần, được chia thành 3 nhóm là các yêu cầu cơ bản, hiệu quả cải cách và sự phát triển của thị tr🎉ường. Tại bảng xếp hạng năm nay, 🍸Thụy Sĩ, Thụy Điển và Si𝓡ngapore lần lượt là 3 quốc gia có môi trường kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Mỹ tụt từ vị trí thứ 2 của năm ngoái xuống thứ 4, tiếp đó là Đức. 5 vị trí còn lại trong tốp 10 lần lượt thuộc về Nhật, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch và Canada. |
Nhật Minh