Doanh nghiệp hiệp hội quyết hạ nhiệt cơn sốt thép |
Sau nhiều ngày nỗ lực tìm giải pháp, VNSA và các doanh nghiệp đã thống nhất 10🌳 điểm đề nghị lên Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan. Trong đó, đề nghị quan trọng nhất là giảm thuế phôi thép nhập khẩu, duy trì giá bán thép hiệ🍌n nay, không nhập khẩu thép thành phẩm, và đảm bảo lượng cung ứng trên thị trường.
Hiện nay, giá phôi trên thị trường thế giới đang ở mức cao, trung bình khoảng 465 USD/tấn. Thuế suất nhập khẩu phôi thép hiện là 10%, còn thuế thép thành phẩm là 40%. Theo tính toán của ông Nguyễn Tiến Nghi, Tổng thư ký VNSA, sản xuất được xấp xỉ 1 tấn thép thành phẩm cần 1 tấn phôi, và để không lỗ, giá bán ra trên thị trường của doanh nghiệp phải là 9 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá thép cao nhất hiện chỉ là 8,9 triệu đồng/tấn (miền Bắc) và 8 triệu đồng/tấn (miền Nam). Đây chính ൩là nguyên nhân dẫn tới tình trꦑạng doanh nghiệp kinh doanh thép "găm hàng", tạo cơn sốt ảo đẩy giá lên.
"Vì thế, phải giảm thuế nhập khẩu phôi xuống để giúp đỡ doanh nghiệp, đồng thời hạ nhiệt𒉰 giá thép", ông Nghi nói với VnExpress.
VNSA và các doanh nghiệp cũng cho rằng, cần bảo đảm ☂cung cấp đủ thép xây dựng cho thị trường. Đồng thời, từng đơn vị sẽ phải cam kết cùng duy trì giá bán thép tron🍌g thời gian này, không tăng giá để góp phần giảm thiểu cơn sốt.
Doanh nghiệp, hiệp hội thép cũng kiến nghị, trước mắt không nên nhập khẩu thêm thép xây dựng thành phẩm bởi ngành cán thép trong nước đang trong tình trạng dư thừa công suất.
Việc giá thép tăng cao, ảnh hưởng tới các công trình là bất khả kháng, vì🐻 vậy, VNSA cũng đã kiến nghị Nhà nước cho phép điều chỉnh dự toán để các doanh nghiệp chuẩn bị tinh thần đối phó trước mọi diễn biến về giá.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều phải nhập khẩu phôi thép do vậy, mọi diễn biến giá trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. VNSA cũng đề nghị Nhà nước tác động với Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương sửa đổi quy định nhập khẩu thép phế liệu, tạo thuận lợi cho các công ty sản xuất thép nhập khẩu đượ😼c nguyên liệu để các lò luyện thép trong nước tự sản xuất được thép phôi. Hiện tại, công suất lò luyện thép vẫn còn dư, chưa kể nhiều đơn vị cũng đang rậm rịch xây thêm lò luyện thép để thoát khỏi tác động của thị trường thế giới.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự tăng giá thép hiện nay là có thật, song nó chỉ thực sự tác động đến giá thành sản phẩm thép trong nước hơn 1 tháng nữa. Do vậy, những động thái tăng giá gần đây của các doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích đón đầu xu hướng này.
Theo các chuyên gia, thông thường trong các tháng đầu năm, sức tiêu thụ thép trên thị trường không lớn, do chưa phải là mùa xây dựng. Tuy 𝔉nꦇhiên, do đặc thù năm nay, kế hoạch đầu tư phát triển được giao sớm nên nhiều công trình được triển khai ngay từ đầu năm, giá thép tăng với tốc độ cao sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án, đặc biệt là các công trình lớn (xây dựng từ khu vực dân cư phần lớn đều tạm dừng).
Để giá thép không tiếp tục leo cao trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần thành lập nhóm kiểm tra liên ngành do Bộ Công nghiệp phối hợp với hiệp hội thép chủ trì kiểm tra 🎃tình hình cung ứng và ph🤡ân phối thép trên thị trường, đặc biệt là miền Bắc. Qua đó, đảm bảo ngăn chặn hiệu quả hoạt động đầu cơ, tích trữ trái phép làm xáo trộn thị trường.
"Trong trường hợp cấp bách có thể nghiên cứu hỗ trợ lãi vay đối với lượng thép v꧒à phôi nhập khẩu ♓nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp", một vị lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Kế hoạcꦗh sản xuất toàn ngành thép trong quý I khoảng 780.000 tấn (260.000 tấn/tháng), tăng 17% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng tháng 1 của toàn ngành chỉ đạt khoảng 185.700 tấn, bằng 79,5%༺ cùng kỳ năm 2003. Hiện nay, năng lực sản xuất phôi trong nước tối đa chỉ♈ đạt khoảng 750.000 tấn/năm (𓆉62.500 tấn/tháng), tương đương khoảng 24% nhu cầu sản xuất thép cán trong nước. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất thép trong nước cần phải nhập khẩu thêm khoảng 2,3-2,4 triệu tấn phôi trong năm nay. |
Minh Khuyên - Ngọc Quang