Số liệu do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong tháng 4, giá trị xuất khẩu ước đạt 4,5 tỷ USD, trong khi nền kinh tế chi khoảng 5,2 tỷ U🍰SD cho hàng nhập khẩu. Tính chung cả 4 tháng đầu năm, với giá trị xuất khẩu ước đạt 18,6 tỷ USD và nhập khẩu 17,8 tỷ USD, 🐎thặng dư thương mại đạt 801 triệu USD.
Trước đó, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu gần 1,7 tỷ USD, nhờ việc tái xuất vàng và đá quý với tổng giá trị 2,5 tỷ USD. Hoạt động tái xuất các mặt hàng này mang về gầnℱ 1,1 tỷ USD trong tháng 3, cao hơn hẳn con số ước tính được công bố trước đó là 850 triệu USD, và đẩy giá trị xuất khẩu trong tháng lên 5,3 tỷ USD.
Nhưng trong tháng 4, xuất khẩu vàng và đá quý chỉ đóng góp khoảng 15 triệu USD. Tuy vậy, tính chung trong 4 thán🍬g, lượng♛ ngoại tệ mà hoạt động tái xuất này thu về ước tính lên tới 2,54 tỷ USD, tăng 41 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoại trừ hoạt động xuất khẩu vàng tăng đột biến trong những tháng qua,🦋 phần lớn mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam đều đang giảm. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép thu về 1,23 tỷ USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, gỗ - sản phẩm từ gỗ giảm 18,1%, cà phê giảm 12,6%, dầu thô sụt 44,7%, thủy sản 7,1%. Riêng dệt may duy trì được đà tăng trưởng, với mức tăng 1,8%.
Giá trị nhập khẩu trong tháng 4 ước tính đạt 5,2 tỷ USD, tăng nhẹ so với 5 tỷ USD trong tháng trước. Tuy nhiên, nhìn chung, nhập khẩu của Việt Nam đang giảm, cả về các mặt hàng tiêu dùng cũng như đầu vào cho sản xuất. So với cùng kỳ năm trước, giá trị nhập khẩu máy móc - thiết bị - phụ tùng giảm 27,3%, phôi thép sụt 80%, bông 54%, gỗ và nguyên phụ liệu ngành gỗ 46,5%, hóa chất 27,9%. Hiện hàng༺ xuất khẩu c⛎ủa Việt Nam có 70-80% nguyên liệu ngoại nhập, nên nhập khẩu giảm có một phần nguyên nhân từ xuất khẩu đi xuống.
Trong những số liệu kinh tế của 4 tháng đầu năm, mꦡột 𒐪điểm sáng là giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,3%.
Ngọc Châu