Lao động Việt Nam bỏ trốn bị tạm giữ. |
16h chiều 19/1, ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước xác nhận với VnExpress: phía Đài Loan thông báo từ ngày mai tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam đi giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân.
*Lao động xuất khẩu bỏ 🅘trốn có thể phải vào cơ sở giáo dục
Tuy nhiên, lao động trong công xưởng vẫn làm việc♌ bình thường.
Thông báo của Ủy Ban lao động gửi Công hội môi giới Đài Loan và các doanh nghiệp nêu rõ lý do tạm dừng là Chính phủ Việt Nam đã cử người sang Đài Loan bắt lao động bỏ trốn, nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn. Nếu trong vòng 3 tháng việc bắt lao động bỏ trốn có kết quả nhất định thì lệnh tạm▨ dừng có thể được huỷ bỏ. Lao động giúp việc gia đình đã làm hết 3 năm được chủ đồng ý ký tiếp hợp đồng lần 2 và công nhân trong nhà máyꦅ sẽ không bị hạn chế bởi lệnh này.
Trước thông báo trên, Cục trưởng Hoà khẳng định "không thể can thiệp được nữa". Đây chính là hậu quả nhìn thấy trước của tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ngày càng nhiều. Giải pháp hiện giờ là doanꦿh nghiệp phải cố gắng bằng mọi cách đưa lao động bỏ♛ trốn về nước, hạn chế số trốn mới trong nhóm lao động nhà máy.
Đối với hơn 100 doa﷽nh nghiệp xuất khẩu lao động sang Đài Loan, quyết định tạm dừng gây ảnh hưởng rất, bởi hiện nay phần lớn nhân công đưa sang Đài Loan chủ yếu là nữ giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân. Trong 67.440 lao động xuất khẩu của cả nước năm vừa qua thì có đến 37.700 là sang thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, theo một giám đốc công ty xuất khẩu lao động ở Hà Nội (đề nghị giấu tên), việc dừng này là cần thiết để cơ quan quản lý, doanh nghiệp tìm ra biện pháp tối ưu nhằm chống trốn. Trong thời điểm hiện nay, nếu càng cố gắng đưa người sang thì số trốn mới càng nhiều.
Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu đang rất lúng túng trong việc tìm và đưa lao động bỏ trốn về nước. Ngoài việc khó tìm kiếm, thì chi phí đưa người về cũng đang là gánh nặn🍨g đối với họ. "Để đưa được một lao động về nước ít nhất cũng tốn 500-800 USD, đó là chưa kể số tiền bồi thường cho phía chủ sử dụng, môi giới. Nếu đưa nhiều lao động về, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn mà không phải ai cũng kham nổi", một chủ doanh nghiệp tâm sự.
Như Trang