Xác tê giác được người dân xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) và kiểm lâm tìm thấy ngày 29/4 t🐼ại tiểu khu 513 xã Gia Viễn. Khi tìm thấy, xác tê giác gần như chỉ còn trơ bộ xương. Ngay ngày hôm sau, lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Tiên, chuyên gia WWF và công an của tỉnh Lâm Đồng có mặt tại hiện trường.
Con tê giácꦑ được nhận định chết khoảng 5 tháng trước đó. Dựa trên 🎃bộ xương thu thập được cũng như xác định qua răng, các chuyên gia cho biết cá thể này có trọng lượng gần một tấn.
Một tấm ảnh hiếm hoi của tê giác một sừng ở Việt Nam. Ảnh: WWF. |
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn 🍌Quốc gia Cát Tiên cho biết, qua mẫu vật xương và hình ảnh ghi lại tại hiện trường, con tê giác chết một cách tự nhiên do "bốn chân và móng chôn sâu dưới đất từ 0,3-1m; không thấy dấu vết săn bắn, đánh bẫy".
Tuy nhiên, khi thu thập mẫu phẩm từ xác tê giác để phân tích ADN vào đầu tháng 5, tổ công tác của WWF đã phát hiện một viên đạn lớn nằm kẹt trong xương chân của tê giác. Vị trí viên đạn nằm tại chân trái trước của cá thể này. Việc phát hiện viên đạn có sự chứng kiến của đ𒉰ại diện Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Với phát hiện này, WWF cho rằng, con tê giác đã bị bắn. Ngoài ra, các chuyên gia về tê giác của WWF xác định có những vết cắt không tự nhiên ở vị trí sừng trên sọ tê giác. Điều này cho thấy chiếc sừng đã bị lấy đi một cách có chủ ý. Đồng thời, một mảng lớn xươngꦇ hàm trên cũng đã bị cắt và lấy đi cùng chiếc sừng.
Sừng và một phần hàm trên của con tê giác chết tại Vườn Quốc gia Cát Tiên không còn. Ảnh: WWF. |
Sau khi phát hiện, tổ công tác đã gửi các bức ảnh chụp viên đạn tìm thấy trong xương chân của con tê giác tới ông Craig Bruce - chuyên gia về tê giác của WWF. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các khu bảo tồn tê giác trên thế giới và bằng chứng nhận được, 🐓ông Bruce cho rằng, "cá thể tê giác này đã bị thương nặng trước khi chết. Một viên đạn khá to găm vào xương hiển nhiên không thể coi là vết thương nhẹ phần mềm".
Ông Bruce cũng khẳng định, 98% trường hợp tìm th🌞ấy tê giác mà sừng bị lấy mất là tê giác bị 🔴giết trộm để lấy sừng. Ngoài ra, các vết cắt trên sọ cho thấy "người cắt đã chuẩn bị trước dụng cụ phù hợp để lấy đi chiếc sừng".
Chuyên gia này cho biết thêm, nhiều khả năng chứng cứ vết đạn trên xương chân chỉ là một trong số các vết đạn đã gây ra cái chết cho con tê giác. Tuy nhiên, do xác cá thể này khi được kiểm lâm phát hiện đã bị thối rữa nên không thể xác định chính xác trước khi chết, tê giác đã bị trúng bao 🌠nhiêu viên đạn.
Với các kết luận ꦍđiều tra của mình, WWF đề nghị mở một cuộc điều tra trên diện rộng.
Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên Trần Văn Thành vẫn bảo lưu nhận định "chết tự nhiên" đã đưa ra trước đó. Theo ông Thành, khi vừa phát hiện xác con têไ giác, do còn một mảng 🃏thịt phủ ngoài nên dấu vết viên đạn chưa được ghi nhận.
"Con tê giác rất lớn nên một viên đạn là không đủ độ sát thươ✤ng. Viên đạn cũng chỉ vừa mới chạm tới mé ngoài phần xương chân", ông Thành nói.
Viên đạn lớn găm vào xương chân tê giác. Ảnh: WWF. |
Ông Th💃ành cũng nhận định, ꦜcá thể này rất lớn, răng đã mọc đủ nên phải trên 40 tuổi (trong khi tuổi thọ ngoài tự nhiên của loài này là 40-45). "Tôi vẫn nhận định con tê giác chết tự nhiên, sau đó mới bị người ta cắt sừng", ông Thành nói.
Cũng theo Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, ông không rõ viên đạn bắn vào chân tê giác là của súng thường hay súng săn. Hiện, đầu đạn đang được công an tỉnh Lâm Đồng giám định. Mẫu phẩm của con tê giác cũng đã được mang ra nước ngoài để giám định về giống, loài và tuổi tꩲhọ.
Tê giác sinh sống ở V𝓀ườn Quốc gia Cát Tiên tập trung chủ yếu trong phạm vi khoảng 5.000 🧜ha rừng trên địa bàn xã Gia Viễn. Ban giám đốc vườn quốc gia thành lập ba đội tuần tra bảo vệ tê giác cùng một số người dân tham gia. Ngoài ra còn có đội chuyên gia khảo sát, điều tra thu thập các dấu vết chân, phân của tê giác.
Tê giác một sừng (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus, còn gọi là tê giác Java Việt Nam) ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚđược cho là tuyệt ꦉchủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988. Theo các chuyên gia, trong môi trường hoang dã thì tuổi thọ của tê giác Java khoảng 40-45 năm. Trong tự nhiên, tê giác gần như không có kẻ thù nào trừ con người. ღSừng tê giác đuợc cho là mặt hàng có giá trị cao trong thị trường buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Da và phân tê giác cũng được sử dụng làm nguyên liệu thuốc trong y học cổ truyền, mặc dù chưa có chứng cứ khoa học nào về h🌌iệu quả của nó. Tê ♏giác Java có ღtên trong Sách đỏ Việt Nam và được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Nghị định 32 của Chính phủ quy định cấm săn bắn, bắt, giữ, giết hại, buôn bán hoặc vận chuyển tê giác, các bộ phận của tê giác hoặc bất cứ sản phẩm nào làm từ tê giác. |
Nguyễn Hưng