Sáng 14/10, Công ty thoát nước đô thị TP HCM đã tổ chức lễ thông cống D3000 băng 🅠sông Sài Gòn. Đây là "mắt xích" quan trọng nhất, đánh dấu hoàn thành giai đoạ🅺n một của dự án có tổng số vốn hơn 300 triệu đôla và rất nhiều "tai tiếng".
Công nhân thuộc gói thầu 7B đang thi công nối đoạn ống D3000. Ảnh: P.V |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP HCM, ví sự kiện như một "báo cáo với đồng bào thành phố" về nỗ lực của nhà thầu Việt Nam để hoàn thành mắtꦅ xích quan trọng nhất, gói thầu phức tạp nhất của dự án vệ sinh TP HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị ꦍNghè.
"Thành công này cũng cho c🎃húng ta bài học quý báu trong đấu thầu, đàm phán hợp đồng với nhà thầu nước ngoài trong các vấn đề kỹ thu༺ật; khẳng định nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhận tốt những dự án phức tạp, áp dụng và thi công tốt các công nghệ tiên tiến trên thế giới", ông Quân nhấn mạnh.
Trước đó, gói thầu số 7 (tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm) đã được khởi công từ năm 2003 do nhà thầu Liên💖 danh TMEC & CHEC3 (Trung Quốc) thi công. Khi tiến hành, nhà thầu kích ống băng sông Sài Gòn được gần nửa thì gặp sự cố nên ngưng vào tháng 2/2008. Sau đó, họ từ chối thi công đoạn kích ống băng sông còn lại.
Vì đây là gói thầu đặc biệt qu🍌anꦅ trọng của dự án Vệ sinh môi trường, Ban QLDA đã đề xuất UBND TP HCM chỉ định nhà thầu ITALIAN-THAI-MAXWELL (Thái Lan) tiếp tục thi công. Tuy nhiên, nhà thầu này nhận thấy nhiều bất cập nên đã từ chối.
Chủ tịch Lê Hoàng Quận tại công trình đường ống D3000. Ảnh: P.V. |
Sau đó, Công ty Cấp thoát nước𒉰 đô thị được giao công việc kích đoạn ống ngầm D3000 với cam kết nếu thực hiện không thành công thì sẽ chịu toàn bộ chi phí. Tiến độ thực hiện l🎶à 9 tháng và đã được UBND TP HCM chấp thuận.
Sau 300 ngày, với chi phí gần 4 triệu USD, gói thầu 7B đã hoàn thành,♚ kết thúc giai đoạn một của dự án vệ sinh môi trường và đã tiết giảm được khoản chi phí khá lớn.
Dự án Vệ sinh môi trường nước thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) có tổng vốn đầu tư dự án là hơn 300 triệu USD. Trong đó, đa số là từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, phần còn lại là vốn đối ứng của thành phố. Mục tiêu của dự án là bảo đảm nhu cầu thoát nước nhằm giải quyết tình trạng ngập úng cho 7 quận, gồm: qꦦuận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp. Ngoài ra dự án còn chuẩn bị cho việc xử lý nước thải, chống ô nhiễm dòng kênh và góp phần chỉnh trang, cải thiện môi trường sống. Dự án đã rất nhiều lần "lỗi hẹn" với người dân TP HCM và từng𒁏 là nguyên nhân chủ yếu gây kẹt xe trong suốt nhiều năm nên được nဣgười dân gọi là dự án "siêu ỳ". |
Hữu Công