Chiều 29/10, thảo luận về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, các đại biểu đồng tình với cách thức triển khai này. Theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện, đây là việc nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, để những người nắm chức vụ chủ chốt nâng cao chất lượng hiệu quả♋ làm việc, nâng cao đời sống nhân dân, hợp với mong đợi của cử tri.
Ông Thiện cho rằng, chỉ lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh là đủ. Việc mở rộng phạm vi lấy phiếu theo tờ trình là không cần 🥃thiết, thể hiện tính dàn trải, dẫn đến hình thức, cử tri cũng không đồng tình. Lấy phiếu cũng như bỏ phiế⭕u nên tập trung các chức danh chủ chốt ở trung ương và địa phương.
"Một nhiệm kỳ cần lấy phiếu 2 lần, để thể hiện chức năn✃g quyền hạn của Quốc hội, nếu không Quốc hội như thanh gươm đút trong vỏ, không bao giờ rút ra", ông Thiện ví von.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu ở buổi thảo luận tổ chiều 29/10. Ảnh: ĐL |
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa lại cho rằng, Quốc hội chỉ nên làm một nấc là bỏ phiếu tín nhiệm bởi đối với chức vụ mà Quốc hội đã bầu, nếu không làm việc hiệu quả thì có thể từ chức hoặc cho thôi chức. Đồng thời, cần đưa thêm các Phó chủ tịch Hội đồng Dâ💛n tộc, vào diện lấy phiếu song không nên bỏ phiếu tới 38 người bởi nhiều người sẽ không biết về nhau.
"Cần đưa thêm mức đánh giá là không tín nhiệm. Nếu trên 50% số phiếu không tín nhiệm thì sẽ sắp xếp cho vị đó thôi chức, hoặc quá 30% thì có thể gợi ý từ chức. Ngoài ra, có thể bỏ phiếu tín nhiệm đột xuất với những người có sai phạm, hoặc khi lấy phiếu quá thấp", ông♋ Nghĩa bày tỏ.
Còn đại biểu Võ Thị Dung thẳng thắn, người có sai phạm thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm ngay mà không phải chờ đến cuối năm. Khi có người không được tín nhiệm thì cũng nên có cơ chế cho họ tự nguyện rút lui, 🤡không cần lấy phiếu.
Trước tình trạng cán bộ không có trách nhiệm, không giải quyết nguyện vọng của cử tri hiện khá phổ biến, đại biểu Nguyễn Phước Lộc đề nghị, nên có cơ chế cho đại biểu khi đi giám sát, thấy các vấn đề của cơ quan hành pháp không phù ജhợp, không giải quyết các quyền lợi của dân thì có thể viết phiếu yêu cầu xem xét trách nh💃iệm của cán bộ đó.
Về các mức độ đánh giá trên phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu cho rằng, phiếu chỉ đưa ra 2 mức là có hoặc không, chứ không cần 4 mức là "tín nhiệm cao", "tín nhiệm trung bình", "tín nhiệm thấp", "chưa có ý kiến". Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, nếu không thể hoàn thành nhiệm vụ, lãnh đạo đó có thể từ chức, không đợi đến khi Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Do đó, đây là cách mở đường cho cán bộ công chức có tự trọng trước đảng, trước dân💯 trong thực thi nhiệm vụ.
Đại biểu Trần Du Lịcꦬh cũng khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất là thăm dò ý kiến với chức danh, là tính cảnh báo, nhắc nhở người đó lưu ý rằng mức độ tín nhiệm chưa cao. Còn tới bỏ phiếu là thực chất bỏ phiếu bất tín nhiệm, người lãnh đạo phải vượt qua mới tồn tại. Chúng ta đưa mức độ tín nhiệm và không tín nhiệm, người trung bình mức độ đạt là 70/30.
Tuy nhiên, không ít đại biểu lo ngại sẽ có những cán bộ làm viêc hiệu quả không cao để không va chạm. Đại ꦺbiểu Kim Tiಌến cho rằng, cần lấy hiệu quả công việc để đánh giá cán bộ, bởi sẽ có những người làm việc cứ tròn vo, không va chạm, để không mất lòng.
Bà Bộ trưởng Y tế cũng bày tỏ, thực t꧟ế, có viện trưởng sai phạm, gây khiếu kiện kéo dài song phải chờ 5 năm mới cho 🔯thôi chức được. Cách làm này sẽ tốt hơn khi đánh giá cán bộ công chức và cho thôi chức ngay mà không phải đợi hết nhiệm kỳ.
Các đại biểu cũng cho rằng, không chỉ chức danh chủ chốt của tỉnh, thành phố mà lãnh đạo các sở ngành cũng cần được HĐND cấp tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bởi họ có liên quan trực ♑tiếp đến người dân. Sai phạm ở các địa phương liên quan đến các sở và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế༺ xã hội của địa phương đó.
Đoàn Loan