Tại gốc đa hàng trăm tuổi bên đền Bà Kiệu, gần hồ Gươm, ông Lê Văn Quý, 70 tuổi, ở phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm) hành nghề khắ🍸c bút tròn 50 năm. |
Ông vốn quê Hưng Yên nhưng sinh ra tại Hà Nội. Trước khi làm nghề khắc bút, ông là thợ đóng giày. Những năm 50, ít người đi giày như bây giờ nên ít việc, ông đã chuyển sang công việc khắc bút lưu niệm cho người qua lại bên hồ Gươmﷺ. |
Hồi đó, thấy những chiếc máy khắc bút xuất hiện ở phố Hàng Gai không đẹp bằng chữ mình, ông💖 Quý mày mòꦗ học cách chuyển những vần chữ bay bướm của mình lên đồ vật bằng gỗ, nhựa... |
Dưới gốc đa hàng trăm tuổi ấy có nhiều người hành nghề này nhưng gần đây chỉ còn lại mình ông. Suốt 50 năm qu♏a, từ 7h30 sáng đến 18h chiều, ông hầu như không rời 𒈔gốc đa. |
Đồ nghề của ông gồm chiếc bút khắc tự chế, tuốc nơ vít và v🔜ài chiếc bút mực, được gói gọn trong chiếc hộp sắt nhỏ bé. Không chỉ khắc bút, ông có thể khắc lên tất cả đồ dùng hoặc tặng phẩm theo yêu cầu c🦂ủa khách như nhựa, gỗ, tranh sơn mài. |
Nói về việc truyền nghề, ông bảo không ai muốn theo nghề này. Cách đây gần 10 n🌳ăm, có một sinh viên đến xin được dạy cách khắ🅺c lên vật phẩm bằng sơn mài. Anh ta học để viết lên đồ lưu niệm. |
Tùy theo mức độ khó dễ của con chữ, giáᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ mỗi chiếc bút khắc dao động 3-10 nghìn đồng. Tháng nào thu nhập cao cũng chỉ hơn một triệu đồng. |
Ông làm chỉ vì yêu thích, chứ thực ra tiền khắc bút chỉ đủ cho ông đi tập thể hình và nước nôi. Ông có 4 người con trai đều sinh sống ở nước ngoài. Ở Hà Nội ông sống với vợ trong căn nhà nhỏ tại phường Phúc Tân. Hai cô con gái đi lấy chồng hằng tháng vẫn chu cấp cho 2🥃 ông bà đầy đủ. |
Không chỉ ꦛkhắc chữ, ông Quý còn có thể vẽ lên những hình ảnh khác như tháp Rùa, cầu Thê Húc... Kỷ niệm nhớ nhất của ông là từng khắc bút cho khách để tặng Thủ tướng Đức cách đây gần 20 năm. |
Nhiều 🌸vị khách du lịch quốc tế cũng tìm tới ông khắc bút mang vℱề nước làm quà. |
Người bạn tâm giao của🉐 ông Quý từ lâu năm là một người canh gác đền Bà Kiệu. Ngày ngày mỗi khi rỗi hai ông lại tìm đến nhau hàn huyên. |
Hoàng Hà