Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. Nguồn hình thành quỹ từ phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm 🌳trên đầu phương tiện giao thông cơ giới, bao gồm: ôtô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôt♍ô, máy kéo và môtô hai bánh, môtô ba bánh. Quỹ cũng được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm.
Phíꦉ sử dụng đường bộ thu được đối với ôtô được phân chia cho quỹ trung ương 65% và cho các địa phương là 35%. Tuy nhiên, hiện chưa quy định rõ mức đóng phí trên đầu phương tiện.
Trạm thu phí có thể xóa bỏ sau khi có quỹ bảo trì đường bộ. Ảnh: PV. |
Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm quản lý nhà nước về đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý thu, sử dụng và tổ chức công tác quyết toán Quỹ trung ương theo quy định; chủ trì xem xét đề xuất của Hội đồngꦛ quản lý quỹ về điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu của quỹ và sửa đổi...
Năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã soạn thảo 2 phương án thu phí bảo trì đường bộ. Một là thꦓu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới với ôtô và xe máy, đồng thời giữ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước hiện nay. Hai là thu gián tiếp qua xăng và xóa bỏ các trạm thu phí.
Theo dự thảo phương án một, quỹ bảo trì sẽ được thu trực tiếp theo đầu phương tiện cơ giới, với 7 mức đối với ôtô (180.000-1.440.000 đồng/tháng), 4 mức với môtô, xe máy (80.000-150.000 đồng/năm). Số phí thu được khoảng gần 6.000 tỷ𒁏 đồng mỗi năm để đầu tư bảo trì các tuyến đường bộ trên cả ꧟nước.
Đối với ôtô, từng loại xe sẽ có mức thu khác nhau và thu theo tháng với chu kỳ 1, 3 hoặc 6 tháng. Còn xe máy sẽ thu hàng năm thông qua công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với cơ quan bả💜o hiểm bán bảo hiểm môtô, xe máy.
Đoàn Loan