Palaiseau, 27 tháng 6 năm 2013,
Cháu chào ông,
Chiều nay cಌháu ra Gare du Nord đón một người bạn từ Mỹ qua Paris chơi. Như mọi lần khi có việc ra ga tàu, cháu hay tranh thủ vào mấy cửa hàng Relay xem sách báo. Trên giá sách cháu để ý một cuốn sách, khá nổi bật vì bìa màu vàng, nhưng có lẽ cháu tò mò hơn vì tựa đề sách "Nos ancêtres les Gaulois et autres fadaises". Cầm cuốn sách trên tay, theo thói quen cháu lật đến mục lục và chương giới thiệu, nhưng cháu đã chẳng đọc dòng nào mà chỉ mỉm cười một mình nhớ đến ông.
Hồi bé, mỗi lần cùng ông đi dạo phố phường Hà Nội, qua những phố quanh khu vực nhà hát lớn, nơi ông t✅ừng quyết t🧜ử cho Tổ quốc quyết sinh thời niên thiếu, và sau này trở thành cậu sinh viên mỗi ngày đi bộ đến trường dược, thỉnh thoảng cháu tò mò hỏi ông chuyện đi học khi ông còn nhỏ. Ông kể mỗi ngày đến lớp ông được dạy và đọc theo câu "Nos ancêtres les Gaulois", rồi cậu bé nhà quê run thế nào khi phải thi viết chính tả và thi vấn đáp với những bà giáo người Pháp ngữ điệu lên xuống khó nghe.
Để đến sau này, năm cháu học tiếng Pháp ở L’Espace trước khi đi du học, buổi tối ôღng lại gọi xuống cầm cuốn giáo trình ê a đọc to cho ông nghe, đến khi nào lưu loát và chuẩn từng từ, cháu lại cảm thấy sao mình giống ông hồi nhỏ thế.
Cảm nhận về nước Pháp của cháu đã bắt đầu như thế, từ những câu chuyện ông kể khi dẫn cháu đi qua những con phố Hà Nội còn mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp, từ cáiﷺ tay vặn cửa sổ hình quả trứng trong nhà ông bà trước kia vốn là một biệt thự của Pháp, từ chiếc xe đạp Peugeot bà mang từ Paris về sau khi tu nghiệp bác sĩ, từ đống sách báo mà những ngư🤡ời bạn Pháp của ông bà vẫn hay gửi bưu điện về, và từ chính ông bà.
Đó là một cảm nhận rất mơ hồ, vì không thể xây dựng hình ảnh nước Pháp qua những mảnh ghép hết sức nhỏ lẻ và bình thường như vậy. Nhưng ông biết không, từ hồi ấy đã có một thứ cháu cảm nhận được rất rõ ràng từ những mảnh ghép trên, mà những tấm ảnh chụp rất đẹp nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel hay Khải Hoàn Môn không thể mô tả được. Đó là tính cách Pháp ông ạ, cảm nhận của cháu về điều này đã không thay đổi từ hồi đó, v🌳à càng đi, cháu càng cảm nhận sâu sắc hơn.
Sáng hôm nay đến labo (phòng thí nghiệm chỗ 🍸cháu làm), cháu nhận được thư của bà Françoise hướng dẫn cháu hồi làm thực tập học kì cuối đại học. Dù hiện giờ đang năm cuối, rất bận nhưng cháu vẫn viết ngay một thư trả lời dài kể cho bà ấy tình hình công việc của cháu. Cứ mỗi sáu tháng, bà Françoise lại viết thư hỏi thăm cháu như vậy, và mỗi lần nhận thư ꧅từ bà ấy, cháu thực sự rất vui và có thêm nhiều động lực cho công việc.
Cháu còn nhớ hồi làm thực tập ở labo bà ấy, vốn là một 🎃labo thuộc viện vật lý lý thuyết nên thấy phần lớn mọi người ai cũng thái độ lạnh lùng, mặt khó đăm đăm, bà Françoise cũng vậy. Trước đó cháu cũng đã học bên này ಞhơn bốn năm, quen với thái độ lạnh lùng như thế của mọi người rồi nên nghĩ thôi kệ, hàng ngày đến làm rồi về, chẳng cần quen biết ai, kết thúc thực tập là xong, mình cũng có cần họ làm gì đâu.
Sau khi bảo vệ khóa luận, tiếp tục làm nghiên cứu sinh ở một labo khác, cháu chẳng liên lạc lại với bà Françoise nữa, vì nghĩ bà ấy c꧅ũng bận, mà mình cũng chẳng là ai và cũng chẳng có lý do gì để bà ấy nhớ cả, viết thư sợ làm phiền bà ấy. Cho đến một hôm đang mệt mỏi vì sau hơn nửa năm làm mãi không ra cái thí nghiệm chính trongܫ đề tài, thì cháu nhận được thư bà Françoise hỏi thăm.
Lúc ấy cháu rất bất ngờ và cảm giác ấm áp ౠlắm vì bà ấy còn nhớ đến cháu. Điều thú vị mà cháu không ngờ đến là sau khi nghe cháu kể về khó khăn trong công việc, bà Fra🦄nçoise hiểu rất rõ vấn đề cháu đang gặp phải với cái thí nghiệm đang bế tắc vì dù làm ngành khác xa ngành cháu, bà ấy đã có kinh nghiệm trong một thí nghiệm tương tự. Từ gợi ý của bà Françoise, cháu làm ra kết quả như ý muốn, nhưng điều làm cháu vui hơn vẫn là vài dòng thư ngắn ngủi thỉnh thoảng bà ấy viết hỏi thăm cuộc sống và công việc của cháu.
Bà Françoise chỉ là một trong số nhiều những người thầy, người bạn mang lại cho cháu cảm nhận và ấn tượng như vậy về tính cách Pháp. Đó là tính cách trầm, mang vẻ hàn lâm, tinh tế, lạnh lùng và hơi kiêu. Có lúc cháu tự hỏi có phải vì thế mà trong thời kì phục hưng nước Pháp đã chọn trường phái cổ điển, trong khi các nước châu Âu còn lại chìm đắm trong giấc ✨mơ Baroque. Nhưng vượt qua cái khoảng cách được tạo ra từ thái độ lạnh lùng ấy, khi đến được niềm tin và cảm tình của họ rồi, thì họ rất gần gũi với mình, chia sẻ nhiều và sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn trong cuộc sống, như những người bạn thân vậy.
Mùa này hoa hồng trắng nở nhiều lắm, gần đây cháu biết một bài hát rất hay về hoa hồng trắng mà bản thu hay nhất là của Ber🐻th🎐e Sylva. Hôm nào ông sang thăm lại Paris với cháu ông nhé, cháu hát cho ông nghe.
Kính thư,
Cháu yêu quý của ông.
Lê Minh