Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ tư, 18/9/2024, 20:00 (GMT+7)

Tình người trong bão lũ qua tranh

Khoảnh ♛khắc cháu bé được cứu sau vụ sạt lở ở Lào Cai, chiến sĩ giúp dân sơ tán, được tái hiện qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi".

Họa sĩ Lê Sa Long ghi lại hình ảnh các chiến sĩ giúp dân đến nơi an toàn, trong đợt lũ lụt ở miền Bắc sau bão Yagi. Tác giả cho biết bắt đầu vẽ sau khi đọc tin tức về trận lũ quét꧅ ở thôn Làng Nủ (Lào Cai). Anh hoàn thành bộ tranh trong bốn ngày với 13 bức.

Cụ già, em bé được các chiến sĩ hỗ trợ di tản khỏi vùng ngập. Họa sĩ🎶 chủ yếu ký họa bằng phấn tiên (pastel), than trên nền giấy Canson, một số bức dùng sơn dầu, màu nước.

Lê Sa Long xúc động khi vẽ lại hình ảnh lực lượng chức năng đưa bé trai ba tuổi ra khỏi ngôi nhà bị sập do núi lở tại Lào Cai. Vụ sạt lở hôm 10/9 tại huyện Si Ma Cai khiến nhiều người thiệt mạng, ꦺriêng cháu Sùng A Nhà bị gãy chân, vùi trong đống đổ nát, được giải cứu kịp thời.

Bộ Quốc phòng đi🍨ều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ tới Cao Bằng.

Bộ đội giúp dân dọn dẹp câ✨y ngã đổ, ổn định cuộc sống sau bão lũ.

Họa sĩ cũng lấy cảm hứng từ khoảnh khắc làm thiện nguyện của một số người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, như bức Nathan Keers, người Anh, cùng vợ đi thuyền phá꧙t cơm cho người dân bị cô lập trong vùng lũ Thái Nguyên.

Một trong những tác phẩm anh dành nhiều tâm sức là bức Thủ tướng Phạm Minh Chính tới hiện trư♍ờng vụ sạt l🉐ở thôn Làng Nủ, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ. Họa sĩ vẽ trong một ngày rưỡi, chọn tông đen trắng để phác họa nét chân thật, gần gũi.

Anh còn vẽ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động v🃏iên người dân, lực lượng cứu trợ sau thiên tai tại Tuyên Quang.

Một trong những nhân vật khiến anh xúc động là giảng viên 76 tuổi góp một tỷ đồng ủng hộ vùng lũ. GS.TS Lê Ngọc Thạch, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết đây là số tiền ông dành để dưỡng già sau nhiều năm tích cóp, phần lãi vốn được dùng để ủng hộ các hoạt động thiện nguyện. Hôm 10/9, sổ tiết kiệm còn bảy ngày nữa là đến hạn, sợ không kịp giúp người dân, ông quyết định rút.

Họa sĩ dự định🐻 liên hệ 🍌nhân vật, gửi tặng bức chân dung.

Bức khổ lớn Nhà em đâu rồi, cha mẹ em đâu rồi (25 x 115 cm) tái hiện hình ảnh một cô bé cõng em đi chơi, khi trở về thấy cả làng tan hoang vì thiên tai. Tác giả chọn tông xám 🐼chủ đạo, vẽ trong 10 giờ, hoàn thành lúc gần 0h. "Vẽ xong, tôi như trút được nỗi lòng. Tác phẩm được nhiều người quen ưa thích, đồng cảm", anh nói.

Cụ giàᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚ mang theo thú cưng trong đợt di tản. Họa sĩ dự định tổ chức triển lãm loạt tác phẩm, tiền bán tranh dùng để quyên góp cho các quỹ thiện nguyện.

Họa sĩ Lê Sa Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM, từng đoạt giải nhất Chân dung ký họa màu nước năm 1999 do Hội Mỹ thuật TP HCM trao. Năm 2018, anh đoạt giải nhì vẽ về đất nước, con người Rumani do Lãnh sự quán Rumani tại TP HCM tổ chức. Anh từng gây chú ý với loạt tranh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những "người tình âm nhạc", tình người trong đại dịch. Năm 2022, họa sĩ đoạt giải A Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng do Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM tổ chức, với loạt tranh Sài Gòn trong thời giãn cách.

Mai Nhật
Ảnh: Lê Sa Long