Ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) do Ủy ban 🌳Xã hội của Quốc🌟 hội tổ chức ngày 13/7.
Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn TP HCM, nói từ năm 19🌊90, khi BHXH mở rộng ra khối ngoài nhà nước, ông là người đi thu tiền đóng góp của lao động. Lúc đó, quá trình đóng góp được ghi rất rõ ràng "Sổ bảo hiểm tuổi già", lao độ🌟ng mặc định đây là khoản để dành khi không còn sức làm việc.
Tuy nhiên, từ năm 1995, quy định cho phép rút một lần đã làm thay đổi suy nghĩ của người lao động, tạo thành thói quen "rút bảo hiểm" nên chặn lại dễ gây phản ứng. Vụ ngừng việc của công nhân Pouyuen năm 2015 phản đối Điều 60 Luật BHXH 2014 là điển hình. Theo ông Triều hạn chế nhận trợ cấp một lần là cần thiết song n🥂ên có lộ trình để lao động dần chấp nhận.
Lấy ví dụ từ việc tăng tuổi hưu trong Bộ Luật𓂃 lao động, ông Triều cho rằng tuổi về hưu của lao động tăng 5 năm với nữ và 2 năm với nam nhưng việc điều chỉnh này đi theo lộ trình. Ví dụ đối🅘 với nữ, để tuổi hưu tăng từ 55 lên 60, thời gian kéo dài từ năm 2021 đến 2035.
"Ban đầu cũng có những ý kiến phản đối nhưng khi tuyên truyền và thấy việc tăng tuổi kéo dài, không đột ngột, lao động cũng chấp nhận", ông Triều nói. Tương tự, mức hưởng BHXH một lần cũng nên tính toán theo hướng giảm mỗi năm 10% và tiến đến sẽ không cho hưởng để dành về gi🐓à có hưu.
Tương tự, ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Đồng Nai, cho rằng khi rút BHXH một lần, lao động đã chọn trở thành "người nghèo dự bị" bởi rủi ro mất thu nhập, gặp vấn đề về sức khỏe trong tương lai là điều không thể đoán trước. Hạn chế rút BHXH là cần thiết nhưng đ🌊i kèm với các rào cản kỹ thuật là tăng cường thêm các quyền lợi ngắn hạn để lao động thấy an tâm.
ဣÔng Thành đề xuất trước hết cần kéo dài thời gian chờ để rút BHXH một lần từ 12 lên 24 tháng. Về số tiền đóng🃏 vào quỹ hưu trí nên tách hẳn ra khoản đóng góp của chủ doanh nghiệp và người lao động. Về nguyên tắc, khoản đóng góp của doanh nghiệp chiếm 14% mức lương làm căn cứ đóng đã được tính vào giá thành và được xã hội chi trả thông qua tiêu dùng.
Do đó, dù lao động có rút bảo hiểm chỉ nên nhận được phần đóng góp của bản thân 8%, phần của doanh nghiệp cần để lại để sau nꦰày chi trả lương hưu cho lao động. "Điều này vừa đảm bảo an sinh cho lao động vừa giúp xã hội giảm𝐆 gánh nặng người già không có lương hưu", ông Thành nói.
Lãnh đạo BHXH Đồng Nai cũng cho rằng khi các giải pháp hạ♕n 𓆉chế rút bảo hiểm một lần được đưa ra "chắc chắn sẽ có phản ứng". Vì vậy tăng quyền lợi cho lao động là điều bắt buộc phải tính đến để họ thấy ở lại có lợi.
Ví dụ, khi lao động thất nghiệp, mức trợ cấp trong 6 tháng đầu nên tăng từ 60 lên 100% mức lương làm 🍬căn cứ 🐟đóng bảo hiểm, giúp người mất việc đảm bảo thu nhập, vượt qua khó khăn ban đầu. Việc này để thúc đẩy họ quay lại thị trường lao động để tiếp tục tham gia bảo hiểm, mức hưởng 6 tháng sau giảm xuống 50%.
Tương tự, bà Trần Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM, nói để👍 tránh phản ứng nên tính đến🦹 phương án những lao động đang tham gia bảo hiểm tới thời điểm trước khi luật có hiệu lực sẽ được quyền chọn rút BHXH như hiện tại. Những người tham gia ngay khi luật mới được thực thi, lao động chỉ được rút một phần để trang trải khó khăn, khoản còn lại để đảm bảo hưu trí khi về già.
Cùng với hạn chế số tiền hưởng một lần, bà Thúy cũng đề xuất cần quy định mức sàn đóng bảo hiểm xã hộiꦆ để từ đó có được mức sàn lương hưu đảm bảo mức sống tối thiểu.
"Nhiều người ở TP HCM về hưu lương 2 triệ༒u đồng trong khi chuẩn nghèo ở thành phố thu nhập phải dưới 3,8 triệu đồng mỗi tháng. Khi so sánh, người♌ lao động nhìn vào sẽ thấy không hấp dẫn", bà Thúy nói.
Bà Thúy cũng bày tỏ băn khoăn khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội khuyến khích lao động đến tuổi hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH, nếu không rút một lần vẫn được giải quyết chế độ hưu trí dựa v༺ào số năm đóng. Tuy nhiên, cùng với đó dự thảo cũng đề xuất hạ tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 75, mức hưởng tăng ꦿtừ 360.000 đồng lên 500.000 đồng mỗi tháng. Nguồn được lấy từ ngân sách.
"Tương la𝓡i còn tiếp tục hạ tuổi hưởng hưu trí xã hội, tức lao động không cần đóng góp vào quỹ vẫn sẽ được đảm bảo tuổi già. Như vậy, quy định này không thúc đẩy lao động dừng rút bảo hiểm", bà Thúy nói và cho rằng dự thảo luật cần xem xét lại.
Trong khi đó, ông André Gama, Giám đốc Chương trình An sinh xã hội của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Việt Nam, cho rằng rất khó để có một kinh nghiệ🌸m quốc tế trong việc hạn chế rút BHXH một lần bởi "chưa phát hiện ra nước nào thực hiện chính sách như Việt Nam".
"Nên tiếp cận dần dần và đẩy mạnh truyền thông", ông Gama nói và cho rằng so với các nước, hệ thống b𝔍ảo hiểm xã hội của Việt Nam vẫn khá non trẻ. Phần lớn người dân chưa hình thành được ý thức tham gia để có lương ꦜhưu.
Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy giai đoạn 2016-2021, hơn 4,25 triệu lao động tham gia vꦿào hệ 💮thống bảo hiểm xã hội, nhưng có 4,06 triệu người rút một lần. Số người rời bỏ gần bằng số tham gia. Ở lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội này, các nhà soạn thảo tính đến các phương án hạn chế để giữ lao động ở lại với hệ thống an sinh.
Lê Tuyết