-
17h00
Q♕uốc hội kết thúc phiên chất vấn chiều 11/11. Sáng mai, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan có 50 phút tiếp tục trả lờ🌺i chất vấn.
-
16h50
Khó xử lý quảng cáo thực phẩm chức năng giả trên mạng xã hội
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu t🌟hực trạng thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan bán công khai trên mạng xã hội. Bà đề nghị Bộ trưởng cho biết sự phối hợp của Bộ Y tế với các đơn vị liên quan để xử lý vi phạm này và giải pháp để quản lý tốt hơn trong thời gian tới.
Bộ trư💯ởng Đào Hồng Lan cho biết khi phát hiện thông tin về sản phẩm giả, như thuốc, mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng, các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng vào cuộc để xử lý. Cụ thể, với những sản phẩm đã được công bố thông tin đầy đủ, việc xác định hàng giả trở nên dễ dàng hơn.
Đối với các sản phẩm được rao bán trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội, trách nhiệm quản lý sẽ thuộc về Bộ Công Thương. Tuy nhiên, bà Lan thừa nhận rằng việc kiểm soát quảng cáo trên các nền🌠 tảng mạng xã hội xuyên biên giới đang là một thách thức lớn do tính mở của môi trường này.
Để giải quyết, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Thông tꦓin 🌼và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng khác để tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-
16h35
Bộ Công Thương thống nhất cấm thuốc lá điện tử
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đồng tình với 🍸những lo ngại của đại biểu với thuốc lá điện tử, thuốꦑc lá nung nóng. Ông nhấn mạnh rằng trong khi thuốc lá t🍷ruyền thống đã có quy định rõ ràng thì các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới lại thiếu một khung pháp lý cụ thể, dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo.
Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất xây dựng đề án thí điểm để quản lý các sản phẩm này. Tuy nhiên, do nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là sự phản đối từ Bộ Y tế về tác hại của các sản phẩm này đối với sức khỏe, Bộ Công Thương đã thống nhất với Bộ Y tế là cần có một quy định pháp luật chặt chẽ để cấ𓂃m hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Ông Diên cho biết Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng quản♚ lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép các sản phẩm này. Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng khác để xây dựng một khung pháp lý ꧃hoàn chỉnh nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu và tiêu thụ thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
-
16h25
Thuốc lá điện tử không ít tác hại hơn thuốc lá thông thường
Tranh luận, đại biểu Tạ Văn Hạ đặt ra vấn đề cấp bách về việc quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Ông nhấn mạnh rằng mặc d🌃ù chưa được công nhận là thuốc lá, nhưng các sản phẩm này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. "Nếu các sản phẩm này thực chất là một hìn🗹h thức của thuốc lá thì chúng ta cần quản lý nghiêm ngặt để ngăn chặn việc sử dụng, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, việc cấm hoàn toàn liệu có phải là giải pháp tối ưu khi mà hàng triệu người đang tìm kiếm các lựa chọn ít gây hại hơn, và có thông tin cho rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống?", ông đặt vấn đề.
Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, tình hình thuốc lá điện🔜 tử và thuốc lá nung nóng trên thị trường hiện nay rất phức tạp. Hai loại thuốc đều sử dụng sợi tẩm thuốc và được tạo ra nhiều hương vị khác nhau để thu hút người dùng, chưa kể những sản phẩm lai giữa hai loại.
Đặc biệt đáng lo ꦇngại là thành phần của các sản phẩm này không chỉ chứa nicotine mà còn có hàng chục nghìn hóa chất độc hại khác. Bà Lan nhấn mạnh rằng Tổ chức ꦅY tế Thế giới không nói các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm lai ít tác hại hơn thuốc lá truyền thống.
-
16h15
Cần giám sát phòng khám tư nhân thông qua dư luận địa phương
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần HALCOM Việt Nam) tranh luận nội dung Bộ trưởng Y tế đề cập về 💃phòng khám địa phương có nhiều vi phạm khi lực lượng y tế địa phương rất mỏng. Ông đề nghị Bộ Y tế xem xét sử dụng lực lượng có sẵn ở địa phương, nếu cơ sở tốt th🍸ì biểu dương, cơ sở nào yếu kém thì mời cơ quan chuyên môn điều tra. "Cần khuyến khích phòng khám đông y và tránh cơ sở lang băm", ông Huân nói.
Bộ trưởng Y tế đồng tình đây là giải pháp rất tốt vꦐì không ai hiểu y tế cấp cơ sở hơn cán bộ tổ chức chính trị xã hội và người dân trên địa bàn. "Đây cũng là giải pháp, Bộ sẽ tích cực chỉ đạo để tăng cường xử lý sai phạm ở các cơ sở", bà Lan nói.
-
16h00
Bán hàng online không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật
Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam) cho biết với tâm lý thực phẩm chức năng bổ dưỡng, không có tác dụng phụ nên nhiều người không tiếc tiền chi cho các sản phẩm này. "Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và giải pháp để kiểm soát việc mua bán các sản😼 phẩm này", nữ đại biểu chất vấn.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã chỉ ra những bất cập trong việc quản lý thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, đặc biệt là khi các sản phẩm này được bán thông qua hình thức xách tay và livestream trên mạng xã hội. T♍heo bà, việc kiꦛnh doanh thực phẩm chức năng và mỹ phẩm bắt buộc phải tuân thủ các quy định về đăng ký, công bố và dán nhãn sản phẩm, nhưng hiện nay nhiều sản phẩm đang được bán trôi nổi trên thị trường mà không đảm bảo các yêu cầu này. Việc quảng cáo sản phẩm phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo và việc bán hàng online không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, việc mua - bán hàng xách tay vẫn diễn ra trong thực tế. Nguyên nhân là do lợi nhuận cao, tâm lý chuộng hàng ngoại của꧅ người tiêu dùng và khó khăn trong việc kiểm soát bán hàng trực tuyến. Để giải quyết, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm soát hoạt động bán hàng online, đẩy mạnh c💟ông tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và thành lập đội phản ứng nhanh để xử lý các vi phạm.
-
15h25
Nhiều nhóm lợi ích đang vận động thử nghiệm thuốc lá điện tử
Đại biểu Lê Hoàng Anh dẫn báo cáo của Bộ Công an cho biết tình trạng tẩm ướp ma túy trong thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang tăng mạnh mà khó kiểm soát. Vì vậy, Bộ Công an muốꦑn cấm nhập khẩu, phân phối và quảng cáo dạng thuốc lá này, nhưng Bộ Công Thương muốn nghiên cứu thí điểm thêm để quản lý tốt hơn.
"Không ít cử tri phản ánh nhiều♍ nhóm lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá đang tích cực vận động để duy trì thử nghiệm các loại thuốc lá này. Theo Bộ trưởng thì các nhóm lợi ích này có vận động thành công ở Việt Nam hay không? Trách nhiệm của Bộ Y tế tham mưu ra sao mà đến nay Chính phủ chưa có quan điểm rõ ràng về vấn đềꦆ này?", đại biểu đoàn Gia Lai đặt câu hỏi và đồng thời chuyển câu hỏi này đến Bộ trưởng Công Thương.
Trả lời, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói "chúng tôi nhiều lần nêu quan điểm là nên cấm෴ thuốc lá điện tử".
-
15h20
Nhiều quảng cáo phóng đại công dụng sản phẩm
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân nói tình trạng thực phẩm chức năng giả, nhái kém chất lượng khiến cử tri vô cùng lo lắng bức xúc. Bà đề nghị Bộ trưởng nêu rõ gi✃ải pháp.
Bộ trưởng Y tế đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thực phẩm chức năng đã tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng này. Thực tế, sản phẩm thực phẩm chức năng của V🌳iệt Nam đã đưཧợc xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia, khẳng định chất lượng và uy tín. Để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đã ban hành quy định bắt buộc các nhà máy sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn thực hành tốt. Bộ luật Hình sự đã quy định rõ các mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng.
Tuy nhiên, lợi nhuận cao từ việc sản xuất và kinh doanh t꧅hực phẩm chức năng giả đã khiến tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để quảng cáo phóng đại công dụng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người dân. Đặc biệt, tình trạng buôn lậu thực phẩm chức năng giả qua biên giới cũng là một thách thức lớn.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã công khai danh sách các doanh nghiệp được✨ cấp phép sản xuất thực phẩm chức năng, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm uy tín. Đồng th🎐ời, Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo.
-
15h15
Nhà thuốc bệnh viện gặp khó khi đấu thầu thuốc
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, cho biết các nhà thuốc bệnh viện phản ánh vẫn gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn những thời điểm người dân khám bệnh xong nhưng chưa thể mua thuốc. "Vư🐠ớng mắc này do đâu và bao giờ Bộ trưởng giải quyết được", bà Thủy nêu câu hỏi.
Bà Đào Hồng Lan cho biết thời gian qua các cơ quan đã có nhiều giải pháp tháo gỡ vấn đề thiếu thuốc, nhất là quy định trong Luật Đấu thầu năm 2023. Nhà thuốc bệnh viện do bệnh viện quản lý, tổ chức mua thuốc lẻ bán cho người dân khi có nhu cầu, không phải dùng ngân sách. Theo Luật Đấu thầu 2023, nhà thuốc bệnh viện cũng phải đấu thầu, nên thực tế gặp khó khăn.
𓆏Vì vậy, Luật Dược sửa đổi đang xin ý kiến Quốc hội sẽ gᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚiao lại quyền chủ động mua sắm cho nhà thuốc bệnh viện của cơ sở y tế. -
15h10
Cán bộ y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng
Đại biểu Khang Thị Mào đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Y tế: Nhiều bác sĩ mặc áo blouse trắng quảng cáo cho các loại thuốc, thực phẩm chức năng có đú🌸ng hay không?
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh rằng pháp luật hiện hành đã có những quy định rõ ràng về việc sử dụng hình ảnh của bác sĩ, y sĩ trong quảng cáo. Cụ thể, Luật Quảng cáo v🔥à các văn bản hướng dẫn thi hành đều nghiêm cấm hành vi này. Bên cạnh đó, Điều 197 Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ các hình th🗹ức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo.
Bà Lan cũng cho biết Bộ Y tế đã có văn bản gửi các cơ sở y tế để nhắc nhở và yêu cầu các cán bộ y ♋tế tuyệt đối không tham gia vào các hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, nhằm đảm bảo tính nghiêm túc và uy tín của ngành y tế.