Tivi Bomba Quattro của Toshiba. |
Toshiba dự định sẽ tung ra thị trường một loại tivi dựa trên công nghệ màn hình phẳng với tên gọi là SED (Surface-conduction Electron-emitter Display). Công nghệ này được hai hãng Toshiba và Canon cộng tá💫c nghiên cứu từ những năm 1990. Theo các nhà sản xuất, tivi sử dụng công nghệ SED tạo ra hình ảnh sáng đẹp hơn hình ảnh của tivi CRT truyền thống, đồng thời không mỏng manh và trễ tín hiệu thu như với các tivi phẳng LCD và PDP (plasma display pane🍷l).
Takeshi Nakagawa, Chủ tịch tập đoàn Toshiba, cho biết sẽ giới thiệu các tivi SED trong năm 2005. Ban đầu, họ chỉ sản xuất một lượng nhỏ vì tivi chế tạo theo công nghệ này có giá thành khá cao.
Kế hoạch bán hàng trong năm 2005 và danh sách các sản phẩm tivi phẳng công nghệ SED sẽ được Toshiba và Canon vạch ra vào tháng 12 tới và họ sẽ đầu tư 2 tỷ USD để thành lập ra một liên doanh có tên là SED Inc. Từ tháng 8/2005, SED Inc. sẽ bắt đầu chế tạo khoảng 3.000 chiếc tivi phẳng loại 55". Người phát ngôn của Toshiba tuyên bố họ hy vọng kế hoạch tiến hành không có gì thay đổi.
Mẫu tivi phẳng công nghệ SED đã có mặt tại triển lãm Ceater ở Nhật tháng 10 vừa qua và thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Toshiba nhận thấy SED là một công nghệ có thể thay thế cho công nghệ tivi phẳng PDP, đặc biệt là với những màn hình có kích thước khoảng 40" hoặc lớn hơn. Công ty đang có kế hoạch huỷ bỏ dần việc chế tạo tivi Plasma vào năm 2007. Toshiba dự tính sẽ sản xuất tivi LCD các loại chỉ với kích thước nhỏ và vừa, còn lại tập trung sản xuất tivi có kích thước lớn hơn bằng công nghệ SED.
SED là một trong nhiều loại công nghệ hiển thị mới nhất hiện nay; dư luận đánh giá và cho rằng đây là công nghệ tốt hơn cả công nghệ LCD lẫn Plasma. Hiện nay còn có các công nghệ thuộc các hãng cạnh tranh khác như OLED (Organic Light Emitting Diode), hiện mới được ứng dụng trong sản xuất màn hình hiển thị cỡ nhỏ như của điện thoại di động.
Sony và các hãng khác💎 cũng ♔đã bỏ ra nhiều năm để tìm kiếm công nghệ mới với tên gọi FED (Field Emission Display) nhưng các sản phẩm dạng này chưa có mặt trên thị trường.
(Theo PC World)