Nguyễn Thị Lệ Thu, 27 tuổi, quê Hiệp Hòa, Bắc Giang vốn sinh ra khỏe mạnh, nhưng tai nạn năm 1﷽0 tuổi đã🍒 lấy mất chân trái của cô.
Trời phú cho Thu tính lạc quan nên chỉ một tháng sau đã quay lại trường lớp, hòa nhập với bạn bè. Tốt nghiệp đại học với bằng giỏi, hiện tại Thu làm kế toán trong một công ty ôtô ở Cầu Giấy. Cô gái má lúm cũng từng gây chú ý khi lọt Top 10 cuộc thi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết, năm 2019.
Chồng Thu, anh Đoàn Ngọ✤c Bảo, 28 tuổi, quê Ứng Hòa, Hà Nội buộc phải cắt chân trái chín năm trước vì bệnh phù chân voi. Bất chấp cơ thể không lành lặn, Bảo tham gia chạy bộ, leo núi, trượt patin. Năm 2015, anh là đại diện Việt Nam dự Thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc, bộ môn trượt tuyết.
Cả hai đều là những người khuyết tật nổi tiếng trong cộng đồng. Nhưng chỉ đến khi Thu nhìn thấy hình ảnh của Bảo trong giải chạy "You raise me up" của Trung tâm Nghị lực 🤡sống tháng 1✱2/2019, họ mới chính thức kết nối.
"Tôi nhìn thấy ở anh ấy nụ cười rạng rỡ, tự tin như mình", Thu nói. Tìm hiểu 🐷nhiều hơn về Bảo, cô càng thêm ấn tượng vì những việc anh có thể làm, đặc biệℱt qua video nhảy lò cò lên "nóc nhà Đông Dương" Fansipan hay trượt patin chỉ với một chân. Lệ Thu nghĩ, mình cũng một chân, nếu có thể trượt patin thì hay lắm nên nhắn tin làm quen.
Ngày đó Bảo đang là quản lý kiêm huấn l✤uyện viên patin tại TP HCM. Sau hai tháng trò chuyện qua mạng, Bảo quyết định chuyển công tác ra Hà Nội để có thể tiến xa hơn với Thu. "Ngay lần đầu gặp, tôi nghĩ cưới được một người nghị lực, lạc quan và tỏa sáng như cô ấy thì sau này con mình sẽ tuyệt vời lắm", chàng trai tâm sự. Họ gặp nhau nhiều lần nữa và quyết định tiến tới hôn nhân chỉ sau ba tháng quen vì cả hai đều nghĩ người kia là "mảnh khuyết thất lạc" của đời mình.
Cưới nhau được vài tháng, Thu mang bầu nên phải bỏ chân giả, chuyển sang dùng nạng. Vốn hiếu động cộng với việc cái bụng ngày một lớn, khả nă🌱ng giữ thăn♏g bằng càng kém, có lần cô ngả nhào xuống sàn gạch hoa trơn trượt.
Không có điều kiện mua tấm xốp lót sàn, họ chỉ có thể tự ý thức phải cẩn thận hơn. Nhỡ vợ làm rớt nước ra sàn, chồng lập tức lấy khăn lau. Trong tổ ấm của họ, toilet luôn được cọ rửa hàng ngày sáng bóng như ở khách sạn và hạn chế tối đa xả nước. 🌺"Chúng mình cứ dùng xong là tự khắc đánh sạch, quét khô để không bị trơn ngã", Bảo nói.
Cả hai vợ chồꦡng đều chỉ có một chân nên nhiều việc không làm được, phải nhờ người giúp. Lần đang ở tuần 32 của thai kỳ, Thu bị đau bụng dữ dội sau khi ăn. Lẽ thường chồng có thể bế vợ đưa đi viện, nhưng Bảo buộc phải cầu cứu hàng xóm bế vợ lên xe, rồi gọi cho một đồng nghiệp nhờ đi theo taxi, bế cô vào phòng khám. "Chúng mình đều sống thực tế nên không chạnh lòng việc đó", Thu chia sẻ.
Ngày đi đẻ của họ giống như một ch🎃uyến đi chơi. Cô vợ bụng bầu cầm lái xe máy chở anh chồng ngồi sau đeo balô và ôm giỏ đồ, thẳng tiến bệnh viện. Xuống xe, Bảo vác giỏ đồ lên vai còn Thu chống nạng, cắp theo cái nón. Giây phút con chào đời, Bảo thì thầm tai vợ: "Thế là trong gia đình vợ chồng một chân đã có thành viên hai chân rồi".
Giai đoạn chăm con mọn được vợ chồng Bảo gọi là thời k🦩ỳ "lặc cò cò" (nhảy lò cò). Hồi mới sinh xong, họ luân phiên về nội ngoại. Ở quê nhà tắm, nhà vệ sinh cách xa nhà chính. Bé Minh Trí lại thường xuyên bị trớ nên với Bảo, tiếng gọi "Chồng ơi" giống như còi báo động. Không có thời gian để chống gậy hay đeo chân giả, anh cứ thế nhảy lò cò ra dây phơi lấy khăn, lấy chậu, pha nước ấm. Thay đồ xong cho con, anh lại nhảy ra vòi nước giặt giũ, phơi phóng. "Quay như chong chóng, nhiều lúc nhảy muốn hụt hơi", Bảo cười kể.
Dù ở quê được bố mẹ, anh chị hỗ trợ chăm con, hai vợ chồng vẫn cảmꦜ thấy căn phòng trọ chật hẹp tiện🐓 sinh hoạt hơn cả. Hết ba tháng, họ đưa con trở lại thủ đô, từ đó tự chăm nhau. Mọi khó khăn cũng qua được hết bởi họ luôn hiểu một thực tế "chiếc dép phải thừa của người này vừa khéo thành chiếc dép của người kia".
Ngày con nhỏ, họ bồng con trên tay, nhún nhảy một chân cho con dễ ngủ. Khi con biết trườn, biết bò, tốc độ ngày một nhanh thì tần suꦕất 🤪bố mẹ phải nhảy để kéo lại càng dồn dập.
Cũng vì bế con bằng một chân, kh🐟ông ít lần sàn nhà ướt cả chồng cả vợ bị mất thăng bằng. "Rất nhiều lần hú vía như thế, nhưng không hiểu có phải v🐻ì bản năng làm cha, làm mẹ không mà chưa lần nào làm rớt con", họ cười kể.
Từ lúc có thêm thành viên nhỏ, Bảo buộc phải chuyển sang làm việc freelance (công việc tự do) để ở nhà chăm con cho vợ đi làm. Đợt dịch vừa qua, họ đều không có thu nhập. Gia đình nội ngoại làm nông, hỗ trợ ♔có hạn, đã có lần bí quá cặp vợ chồng buộc phải lên mạng nhờ mọi người hỗ trợ cho con hộp sữa. Họ cũng bắt đầu bán thêm các đặc sản quê hương như mỳ chũ, bánh đa, bưởi, nhãn... để cải thiện thu nhập.
Cuối tuần trước, cả gia đình nhỏ đi giao hàng cho khách cách nhà 20 km. Nhận được tiền đơn hàng và thêm 20.000 đồng hỗ trợ ship, cả nhà hớn hở rủ nhau vào phố đi bộ Bờ Hồ chơi. Bé Minh Trí đang tuổi tập đi, phấn khích khi được ra chốn đông người. Hình ảnh cặp vợ chồng một chân dạy con tập đi lan truyền trên mạng khiến bao người thêm tin vào tình yêu và lạc quan vào cuộc sống.
"Cuộc sống của ai cũng có những lúc tối tăm, vợ chồng mình luôn nghĩ cứ đi rồi sẽ nhìn thấy án⛄h sáng", cặp vợ chồng "lính chì🌌 dũng cảm" nói.
Phan Dương