Gia đình tôi đang rơi vào bế tắc vì đứa con rơi của bố. Mẹ suy sụp vô🔯 cùng khi biết chuyện, trong khi bố vì khওông thể bỏ bên nào nên sáng thì lo cho con riêng, tối lại quay về với gia đình.
Tôi và mẹ sẽ không bao giờ chấp nhận đứa trẻ kia, mặc dù cháu chẳng có tội gì cả. Chỉ trách người phụ nữ kia đã nhẫn tâm phá hoại hạnh phúc gia đình tôi. Cô ấy nói nếu bố không chịu chu cấp tiền và nuôi đứa bé thì sẽ bỏ nó và bố tôi đã đồng ý. Cô ta là 𒁃nhân viên phục vụ ở quán bi♔a nên tôi và mẹ lại càng không thể chấp nhận được.
Tôi thấy bố vì muốn có người nối dõi nên dường như chấp nhận tất cả, nhưng tôi và mẹ làm sao chấp nhận được sự hiện diện của em bé đó trong gia đình? Bố thừa nhận có thể bỏ cô gái kia, còn giọt máu của mình thì không thể. Tuy bố có lỗi, nhưng tôi thấy mẹ còn thương bố nhiều lắm. Bản thân tôi và các em cũng cần bố bên cạnh. Phận làm con, tôi nên làm gì lúc này, có nên khuyên mẹ ly hôn hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên (Kim Hòa).
Trả lời:
Kim Hòa thân mến,
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ về những khúc mắc trong gia đình mà em đang gặp phải. Ở vào hoàn cảnh này, thật khó để người trong cuộc có thể đối diện và chấp nhận nếu không có sự🐈 bình tĩnh, lòng bao dung và vị tha. Tôi mong em có được những điều ấy trước khi có những góp ý, chia sẻ với em trong chuyện này.
Th𒅌eo như Hòa chia sẻ, hiện tại gia đình em đang rất bế tắc khi biết bố có con riêng. Bản thân bố thì không thể bỏ giọt máu của mình, trong khi mẹ và các con lại không chấp nhận sự hiện diện của “thành viên mới”. Ai cũng có những lý lẽ riêng nên mọi chuyên đang rơi vào bế tắc là điều khó tránh khỏi.
Với vai trò làm cầu nối♛ trong gia ꦏđình, đặc biệt giữa bố và mẹ, em hãy suy nghĩ và cân nhắc dựa trên những gợi ý sau:
Thứ nhất, vì bố và mẹ đang “chiến tranh lạnh”, nên em cần tìm hiểu suy nghĩ, quan điểm và nguyện vọng của bố mẹ trước để có những việc làm và cách ứn﷽g xử đúng đắn.
Như e𝄹m nói, bố có lỗi nhưng gia đình vẫn rất cần bố, do vậy, những chia sẻ sẽ giúp em và bố gần nhau hơn, qua đó em có thể biết được bố đang suy nghĩ và thực sự muốn gì trong hoàn cảnh này. Cho dù em và mẹ không chấp nhận thì bố vẫn phải chu toàn trách nhiệm của mình với người con riêng. Giả như suy đoán bố muốn có người nối dõi của em là đúng, khi ấy em và mẹ sẽ chọn cách ứng xử và giải quyết như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu những suy nghĩ và mong muốn của bố, việc em cần làm tiếp theo là chia sẻ với mẹ để hiểu được quan điểm của mẹ. Chính vì còn yêu bố, nên mẹ em đã rất suy sụp và khó xử trong việc này. Vậy liệu rằng mẹ có đủ rộng lượng, bao dung và mạnh mẽ để tha thứ lỗi lầm mà bố đã gây ra cho gia đình, cách riê⛦ng là cho mẹ?
Thứ hai, bố em đã gửi đi thông điệp: sẽ chấp nhận tất𝓀 cả, miễn là có người nối dõi. Như vậy có thể hiểu bố sẵn sàng đón nhận sự tha thứ, thậm chí hắt hủi của gia đình, vợ con; bố chấp nhận chu cấp và nuôi cháu bé cho dù em và mẹ sẽ không bao giờ đồng ý. Khi bố đã có suy nghĩ và quyết định như vậy, phần còn lại sẽ phụ thuộc vào thái độ của mẹ và con cái trong gia đình. Em cũng thử đặt mình vào hoàn cảnh của bố để một mặt hiểu hơn những quyết định bố làm, mặt khác sẽ có những góp ý thiết thực hơn cho mẹ trong việc đưa ra quyết định trước mắt.
🦋Thứ ba, tôi đồng tình với em khi cho rằng, cháu bé không có lỗi trong việc này, có chăng là do sự thiếu trách nhiệm của người lớn. Bố em đang làm mọi việc để chu toàn trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, vì lo cho con ꧙riêng, bố lại bỏ bê gia đình, không chăm sóc vợ con… Điều này sẽ làm cản trở tiến trình làm hòa và càng khó nhận được sự cảm thông, tha thứ của mẹ. Em hãy có những góp ý để bố vẫn biết chu toàn trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình. Làm được điều ấy, mọi việc mới có cơ may để giải quyết.
Việc vun đắp lại hạnh phúc gia đình em phần lớn phụ thuộc vào thái độ và quyết định của mẹ. Nói khác đi là việc em và mẹ có gạt bỏ mọi hờn trách để chấp nhận sự hiện diện của đứa trẻ trong gia đình mình không? Tôi hiểu rằng, để có được câu trả lời cho câu hỏi này là một quyết định không phải dễ. Bản thân em vẫn cần lượng định trước mọi tình huống𝔍, để khi sự việc xảy ra, mình chuẩn bị sẵn tâm thế để ứng phó và đón nhận.
Thứ ✃tư, em có thể nhờ đến những người thân trong gia đình để nhờ tác động, hướng dẫn và giúp đỡ cần thiết. Khi có tiếng nói của người uy tín và kinh nghiệm, mọi việc sẽ được nhìn nhận một cách thấu đáo hơn. Em cũng có thể đề xuất những buổi gặp gỡ gia đình để người trong cuộc nói lên suy nghĩ của mình, vì im lặng không phải là cách giải quyết trong lúc này.
Thứ năm, trong trường hợp bố mẹ không tìm được tiếng nói chung khi không giải được bài toán về lợi ích🍰 và nhu cầu, khi ấy việc chọn lựa ly hôn hay không sẽ do mẹ em quyết định. Đó sẽ là cú sốc với em, tuy nhiên, thật khó để có được một lựa chọn toàn vẹn cho các bên trong lúc này.
Hòa thân mến, vấn đề của gia đình em xoay quanh việc giải quyết và dung hòa các mối quan hệ giữa bố mẹ, con cái và con riêng của bố. Đây là bài toán dường như không có “đáp án đúng” vì khi thỏa đượܫc điều kiện này thì điều kiện khác lại không. Chỉ có sự bao dung, lòng vị tha không đꦅiều kiện của mẹ và các con mới có thể giải tỏa những khúc mắc này mà thôi.
Chúc em luôn bình tâm, sáng suốt để có được những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Hãy là cầu nối để hàn gắn và l🅘àm chỗ dựa tinh thần cho gia đình, cho bố mẹ trong lúc sóng gió này.
Chuyên viên tâm lý Từ Tâm
Trung tâm Nhịp Cầu Hạnh Phúc