Gần 70 tuổi nhưng bà Tâm vẫn trẻ nhất nhà bởi trên có mẹ già 98 tuổi và chị gái ở tuổi 75. Lâ𒁏u nay bà đều đảm nhiệm việc lo cơm nước cho cả gia đình. Mỗi sáng bà đi bộ ra chợ nhỏ gần nhà trên đường Trần Quang Diệu mua thực phẩm, nhưng từ khi thành phố giãn cách, nhiều chợ đóng cửa, ꧟việc mua đồ trở nên khó khăn.
Trước hôm thành phố hạn chế người dân đi lại, bà Tâm đi siêu thị gần nhà tính mua thực phẩm dự trữ. Nhưng khi đến nơi nhìn người dân xếp hàng dài, bà lo ngại dịch đành quay về. "Gia đình có ba người già, nếu lây bệnh sẽ rất khổ", bà Tâm nói và cho biết thêm mắt mũi kém, "công nghệ mù tịt" nên bà không thể ꧑đặt hàng online giao hàng tận nhà.
Biết hoàn cảnh bà Tâm, chị Phạm Huỳnh Anh Thư, Chủ tịch Hội phụ nữ phường 13, thành viên nhóm đi chợ giúp dân chủ động liên hệ. Không chỉ nhà bà Tâm, mỗi ngày chị Thư nhận khoảng 20 đề nghị giúp mua thực phẩm từ người dân. Ngoài người lớn tuổi,𝐆 khuyết tật còn có một số gia đình chồng đi công tác chỉ có vợ ở nhà chăm con nhỏ nên không thể đi ra ngoài.
Hàng ngày, chị Thư gửi danh sách thực phẩm kèm🌜 giá cả vào các nhóm chat để mọi người lựa chọn, thống nhất món đồ muốn mua trước 16h. Với người lớn tuổi chị gọi điện hoặc đến tận nhà chốt đơn trước 17h. Sau đó chị liên hệ các đầu mối đặt hàng. Sáng hôm sau ꦑchị đi nhận thực phẩm, chia theo từng đơn, ghi sẵn tên, số tiền và giao cho người dân trước 11h.
"Hôm qua tôi mua một lúc 7 ký thịt đùi heo, chục ký thịt dăm, 6 ký cốt lết, sườn non, 30 ký rau muống, 5 ký hành ngò, lượng hàng lớn nên đặt từ nhiều nơi", chị Thư nói. Giữa lúc hàng hóa khan𒉰 hiếm và giá tăng, ngoài kết nối hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chị còn mua thực phẩm từ chính các thành viên của hội phụ nữ, vốn là tiểu thương có sạp hàng ở chợ truyền thống trên🧸 địa bàn.
Bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội phụ nữ TP HCM cho hay nhóm đi chợ giúp dân ban đầu được lập để hỗ trợ người trong khu vực phong tỏa, cách ly. Tuy nh🃏iên khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, chợ tự phát bị dẹp, chợ truyền thống đóng cửa, các hội viên giúp đỡ thêm những người không thể ra ngoài. Đến nay mô hình này được triển khai ở nhiều quận huyện.
Mỗi nhóm đi chợ giúp d🦂ân có ít nhất hai thành viên chủ động kết nối các nhà cung cấp trên địa bàn để có nguồn hàng đảm bảo chất lượng, giá cả. Hàng hóa sẽ giới hạn ở những thực phẩm phổ biến, dễ mua để thuận tiện cho người đi chợ và phù hợp giữa bối cảnh thành phố đang giãn cách.
Từ ngày thành phố giãn cách, những gia đình khó khăn, người tàn tật, người già neo đơn ở quận Bình Thạnh cũng được các tình ng﷽uyện viên mang thực phẩm miễn phí đến✅ tận nhà thông qua chương trình "xe gạo yêu thương" và "tủ lạnh cộng đồng".
Anh Trần Đoàn Hiệp, Bí thư Quận đoàn Bình Thạnh cho hay ban đầu chương trình dự kiến đặt thực phẩm ở một địa điểm nhất định, ai có nhu cầu sẽ đến lấy. Tuy nhiên khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, người dân bị hạn ch🦂ế đi lại. Do đó mỗi ngày các tình nguyện viên sẽ chia thực phẩm theo từng suất bao gồm rau củ quả, trái cây, trứng, thịt cá tươi mang tận nơi trao cho từng hộ gia đình.
"Tất cả lương thực đều được tặng miễn phí cho người nhận", anh Hiệp nói và cho biết thêm kinh phí thực hiện chương trình đượcౠ các nhà hảo tâm đóng góp, dự kiến làm cho đến khi thành phố h♔ết giãn cách xã hội.
Từ 0h ngày 9/7, TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường, nhiều nơi bị phong toả, giữa lúc chợ tự phát bị dẹp, 151/234൩ chợ truyền thống đóng cửa khiến nhiều người khó mua được thực phẩm.
Sở Công thương TP HCM đã có văn bản hướng dẫn địa phương sớm rà soát, các chợ đủ điều kiện cần sớm mở lại. Đồng thời quận huyện cần thống kê các mặt bằng quanh chợ để điều phối, tổ chức🀅 điểm bán lưu động, tạo điều kiện người dân mua hàng, bảo đảm yê🍃u cầu phòng dịch.
Lê Tuyết