Tôi là tác giả của bài viết "Thu phí vì Hội An là di sản, không phải phố ăn🔥 uống". Nhân câu chuyện này, tôi muốn đi🍸 sâu vào câu hỏi: làඣm sao để di sản tồn tại bằng chính giá trị vốn có của nó?
Hiện nay, nhiều di sản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Vài tuần gần đây, khi đi qua phố Hàng Bài, đập vào mắt tôi là công trình trùng tu tòa nhà Pháp cổ tại địa chỉ số 46ꦐ Hàng Bài. Ngôi nhà cổ này vốn xuống cấp, nay bỗng trở nên mới lạ và nội bật hẳn lên giữa những cạnh ngôi nhà của ngườiꩲ dân xung quanh (đã được cơi nới và cải tạo).
Vài hôm nay, tôi đọc nhiều bài báo phản ảnh việc dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về màu sơn (màu vôi) của ngôi nhà. Thậm chí, UBND quận Hoàn Kiếm còn phải đưa ra lời giải thích rằng "các chuyên gia đang quét thử nghiệm một số màu vôi lên biệt ꧟thự 49 Trần Hưng Đạo (46 Hàng Bài) để lựa chọn đúng màu gốc".
Tuy nhiên, lời giải thích này lại thật sự khiến tôi lo lắng, không phải vì câu chuyện tốn kém hay thiếu chuyên nghiệp, mà tôi không biết liệu những người làm công tác bảo tồn có lại tô vẽ lại màu sơn theo ý kiến dư luận như đã làm với di tích Nhà thờ lớn 🍎Hà Nội gần đ♕ây hay không?
>> 'Không thể bắt du khách mua vé để bảo tồn Hội An'
Nói về vấn đề bảo tồn các công trình kiến trúc cổ thì tiêu chí quan trọng nhất là bảo tồn tính nguyên dạng của công trình, từ kết cấu, vật liệu và cả màu sắc vốn có. Với người không có chuyên môn, thường chỉ quan tâm nhiều về cái sự quen mắt với công trình hơn là cái nguyên dạng của nó, nên khi thấy công trình có sự thay đổi so với cái đã quen thì họ sẽ có cảm giác khó chịu.
Nhưng nếu thật sự tìm hiểu kỹ, phần lớn các công trình kiến trúc Pháp cổ của Hà Nội đều đã ít nhiều bị thay đổi màu vôi so với nguyên dạng ban đầu. Thậm chí, nhiều công trình còn bị cải tạo sai với kết cấu vốn có. Đặc biệt là những ngôi nhà có người dân sinh sống nay đã♔ bị cơi nới, cải tạo, làm biến dạng hoàn toàn kiến trúc cũ. Ngay đến Nhà hát lớn Hà Nội cũng đã bị thêm vào phần hàng rào và quán cà phê bên trong khuôn viên.
Tôi hy vọng, giữa làn sóng dư luận trái chiều, Hà Nội và những người tham gia công tácꩲ trùng tu di sản của thủ đô sẽ có đủ sự tự tin, kiến thức để bảo vệ ý kiến chuyên môn của mình và không lặp lại sai lầm như với Nhà hát lớn Hà Nội.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.