John cầm giấy hẹn nộp phạt trong tay mà không biết sẽ tới tòa án bằng cách nào vì nơi đó cách xa hàng chục dặm. Không có phương tiện đi lại, tiền bạc, nơi ở, hay việc làm ổn định, John không có cách nào để trả số tiền phạt. Anh ta chọn cách ☂thờ ơ với giấy hẹn 🌜và ít lâu sau bị bắt giữ vì không trình diện theo triệu tập của tòa.
Với người vô gia cư như John Doe, chỉ một vé phạt về hành vi ít nghiêm trọng (như chiếm dụng vỉa hẻ, say xỉn ๊🍎và tiểu tiện nơi công cộng, cúp vé xe bus,...) cũng đủ khiến cuộc sống rơi vào vòng luẩn quẩn pháp lý, không thể thoát ra. Một khi có tiền sự bị bắt giữ, người vô gia cư sẽ gặp khó khăn rất lớn trong tìm việc làm và nơi ở, từ đó càng khó thoát khỏi cuộc sống "màn trời chiếu đất".
Để gꩲiải quyết tận gốc vấn đề thay vì chỉ xử lý phần ngọn, một số địa phương ở Mỹ đã thành lập chương trình tòa án dành cho người vô gia cư để xóa sạch án tích cho nhữ✨ng người thật sự muốn làm lại cuộc đời, giúp họ vượt qua rào cản pháp lý trên hành trình hướng tới mục tiêu tự nuôi sống bản thân.
Mỗi tháng, tòa dành cho người vô gia cư mở một lần để giải quyết công việc. Khi tòa làm việc, luật sư bào chữa giới thiệu và trình bày sự tiến bộ của bị cáo vô gia cư trong thời gian vừa qua. Sau đó, thẩm phán sẽ xóa tiền án tiền sự về vi phạm ít nghiêm trọng cho bị cáo, giúp họ có "khởi đầu mới". Thay vì án tù hoặc phạt tiền, thẩm phán áp dụng bản án thay thế như yêu cầu bị cáo tham gia chương trình cai nghiện, xóa mù chữ và kiến thức máy tính, tìm kiếm, đào tạo việc làm, và tham gia công việc 🧸tình nguyện.
Để bị cáo thuận tiện đi lại, phòng xét xử củaꦐ dạng tòa án chuyên biệt này thường được đặt tại cơ sở bảo trợꦦ người vô gia cư trong địa phương. Mỗi phiên xử có đủ sự góp mặt của thẩm phán địa phương, đại diện phòng công tố, thư ký tòa, luật sư bào chữa, cảnh sát hỗ trợ tư pháp,... như phiên tòa truyền thống. Tuy nhiên, cách tổ chức sắp đặt trong phòng xét xử khiến không khí bớt phần nghiêm trọng, giúp bị cáo không có tâm lý sợ hãi, e ngại.
Do tòa dạng này có nguồn lực hạn chế, để được đứng trước tòa án đặc biệt này, người vô gia cư cần thỏa mãn điều kiện nhất định 🎶như phải được tổ chức phi lợi nhuận đứng ra bảo đảm, hoặc không phạm tội nghiêm trọng trong 10 năm trở lại. Thường khi được đứng trước tòa, bị cáo đã tham gia chương trình tái hòa nhập cộng đồng của tổ chức phi lợi nhuận được một thời gian. Mỗi bị cáo chỉ được tòa án dành cho người vô gia cư xóa án tích một lần.
Thông qua tòa 🐬án dành cho người vô gia cư, sự tôn nghiêm của tòa án vẫn được bảo đảm. Các bị cáo đồng thời được cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khó khăn riêng. Theo NCSC, tòa dành cho người vô gia cư có tác động tích cực tới bị cáo vì chương trình này trực tiếp xử lý nhu cầu cơ bản của họ, thay vì chỉ "dán băng gạc" để giải quyết tình thế tạm thời.
Tòa án dành cho người vô gia cư đượ🌞c thành lập đầu tiên tại thành phố San Diego,🌸 bang California vào năm 1989 rồi sau đó được tổ chức tại một số khu vực khác trong nước Mỹ. Hiện, 10 bang ở Mỹ có chương trình tòa án cho người vô gia cư, bao gồm South Carolina, California, Texas, Arizona, New Mexico, Missouri, Utah, Washington, Colorado, và Michigan.
Cựu luật sư công Steve Binder, người giúp xây dựng tòa án dành cho người vô gia cư đầu tiên, cho biết sáng kiến này đã giúp đỡ 🐻hàng nghìn người vô gia cư trong những năm qua, với số lượng cáo trạng bị hủ♏y lên tới hàng chục nghìn.
Theo Steve, hầu hết nhữܫng bị cáo đều giữ được bản thân sạch tiền án tiền sự sau khi dự tòa án dành cho người vô gia cư. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tái phạm của những bị cáo này ở mức 18%.
Quốc Đạt (Theo NCSC, San Diego Union Tribune)