Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ, Việt Nam nằm trong nhó🍬m các nước có tỷ lệ mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới, 30% người mắc bệnh trên 30 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi. Trong đó, những bệnh lý cột số♈ng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, gai cột sống... ở người trưởng thành rất phổ biến, ngày càng gia tăng. Các bệnh lý cột sống có xu hướng trẻ hóa, do áp lực từ cuộc sống hiện đại, thói quen ít vận động, vận động sai tư thế, lao động nặng nhọc...
Nếu như đau lưng là một ám ảnh༒ thường gặp ở người lớn thì trẻ em ngược lại. Trẻ em khi có triệu chứng đau lưng chứng tỏ có vấn đ💧ề về bệnh lý. Ngoài những bệnh lý cột sống bẩm sinh thì thường gặp nhất ở trẻ là vẹo cột sống, do ngồi sai tư thế, một số chấn thương cột sống do các em đang ở độ tuổi hiếu động.
Các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa♊ cột sống... thường diễn biến âm thầm, khó nhận biết. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau nhẹ, thoáng qua, đau khởi phát từ vùng cổ, vai gáy hoặc vùng thắt lưng. Có khi cảm thấy những cơn đau âm ỉ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau lưng, đau cơ thông thường. Tuy nhiên, càng ngày, các cơn đau c🍰àng tăng lên khi đứng, ngồi quá lâu hoặc xuất hiện ngay sau khi người bệnh thay đổi đột ngột tư thế hay vận động mạnh. Ở mức độ nặng hơn, các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng thường đi kèm với cảm giác tê cứng, nhói buốt và cảm giác như kim châm.
Người mắc bệnh lý cột sống phải gánh chịu những cơn đau đớn, khó chịu dai dẳng và thường không có điểm dừng. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây lo âu, thường xuyên mất ngủ vì những cơn đau khi nằm xuống, trở mình. Không ít các tr🎉ường hợp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống... dẫn đến các rễ thần kinh bị chèn ép. Chẳng hạn nếu chèn ép cánh tay khiến khó nhấc nổi cánh tay, khó gập duỗi, tê bì, mất cảm giác. Trường hợp chèn ép tủy sống cổ có thể dẫn đến thương tật, teo cơ, bại liệt, để lại di chứng suốt đời.
Bệnh cột sống thường không gây nguy hiểm đến tính mạng như các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch... nhưng có tần suất xuất hiện cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, chất lượng cuộc sống. Do những dấu hiệu như đau nhức, mỏi lưng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhiều người thường xem nhẹ, lơ là hoặc không chú ý từ giai đoạn sớm. Điều này khiến bỏ qua giai đoạn "vàng" để chữa trị,🌜 làm cho cho bệnh tiến triển nặng hơn và khó khăn để phục hồi.
Bác sĩ Nam Anh cho biết, rất nhiều trường hợp, bệnh nhân không chịu nổi những cơn đau "ám ảnh", tay c𒊎hân tê bì với tần suất xuất hiện dày đặc, khó chịu mới đi thăm khám. Có bệnh nhân điều trị thuyên giảm nhưng không khỏi🌜 tận gốc, khả năng tái phát cao, do sử dụng thuốc sai cách. Một số người sau thời gian dài điều trị đã để lại biến chứng, vì ban đầu chẩn đoán không chính xác do sự phức tạp của bệnh.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khuyên khi người bệnh có những dấu hiệu mỏi, đau lưng... cần thay đổi tư thế ngồi, vận động thường xuyên, tập thể dục phù hợp, ăn uống đủ chất. Nếu những cơn đau xuất hiện với tần suất ng🔴ày càng nhiều, đau dai dẳng hơn nên đến bệnh viện để thăm khám sớm. Bác sĩ có thể chỉ định để chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI... để xác định bệnh, mức độ, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp. Chẩn đoán chính xác, điều trị trúng đích mới có thể giải quyết tận gốc những căn bệnh này.
Dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật là những phương pháp 𝄹thường gặp để điều trị các bệnh lý cột sống. Những phương án điều trị dự phòng, điều trị nội khoa, vật lý trị liệu... thường phát huy hiệu quả nếu phát hiện sớm. Trường hợp, các biện pháp này đã không có kết quả, bệnh trở nặng, đau đớn, khó vận động, có nguy cơ tàn phế, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật.
Theo bác sĩ Hồng Hoa, cơ xương khớp là bệnh lý mang tính hệ thống nên cần có sự phối hợp giữa các chuyên khoa để thăm khám, điều trị; cần thêm sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại. Để điều trị trúng đích, giảm thời gian và chi phí khám chữa bệnh lý cột sống, hiện nay, còn có nhiều công nghệ mới như Hệ thống chụ♛p cắt lớp vi tính (CT) 768 lát cắt Somatom Drive (Siemens, Đức) kết hợp với máy cộng hưởng từ (MRI) thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương... Những công nghệ giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm tổn thương sớm và chuẩn xác hơn, từ đó phẫu thuật điều trị kịp thời cho các bệnh nhân.
Với những trường hợp bệnh lý cơ xương khớp ph⛦ức tạp, dai dẳng như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp mới như tái tạo mô tổn thương bằng ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân hoặc sử dụng tế bào gốc tự thân, gh🐻ép tế bào gốc đồng loại... Những kỹ thuật tiên tiến này đã được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân.
Nhằm chia sẻ đến độc giả về dấu hiệu nhận biết sớm các bệnh lý cột sống và cách ứng phó với chứng đau lưng, VnExpress tổ chức tọa đàm về "Bệnh lý cột sống và nỗi ám ảnh đau lưng" phát trực tiếp꧋ lúc 20h ng🏅ày 25/3.
Tất cả những thắc mắc của độc giả sẽ được Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội; Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà ꦕNam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà - Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao - Vận động, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận độ꧃ng Nutrihome giải đáp.
Ngọc An (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)