Ủy ban Trung học Nam Úc (SACE Board) vừa có buổi làm việc cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội về việc giảng dạy chương trình trung học Úc tại Việt Nam. Theo đó, hệ thống Giáo dục Hocmai.vn và SACE College Vietnam đã mời đại diện ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới và Ủy ban Trung học Nam Úc thực hiện buổi tọa đàm với mục tiêu nhằm thảo luận các vấn đề về việc tích hợp giữa chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam và chương trìꦦnh trung học Úc.
Tham dự buổi tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông m🍬ới, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; bà Cathy Schultz - Giám đốc chư🌊ơng trình SACE Quốc tế, Ủy ban Trung học Nam Úc, Bộ Giáo dục Nam Úc; cùng đại diện các giáo viên của Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn và SACE College Việt Nam.
Theo Gi🌞áo sư Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam với mục tiêu chính là phát triển các nhóm năng lực của người học. Thứ nhất đó là nhóm năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và h💝ợp tác giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo.
Ngoài ra, chương trình cũng hướng tới phát triểnꦍ nhóm năng lực đặt thù bao gồm 🃏năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội công nghệ, tin học, thẩm mỹ và thể chất. Kiến thức hàn lâm trong các môn học sẽ được giảm tải, số lượng môn học có sự điều chỉnh giảm bớt ở từng cấp học. Gắn kiến thức lý thuyết vào áp dụng thực hành trong cuộc sống.
Về cách thức thực hiện, chương trình chú trọng áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Trong đó, học sinh sẽ thực hiện các hoạt độ🦂ng theo các bước khám phá, thực hành, vận dụng dưới nhiều hình thức đa dạng như thảo luận, thuyết trình, nhóm, cặp. Một điểm nhấn trong chương trình mới là sự thay đổi về hình thức đánh giá. Chương trình mới sẽ bao gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá trên diện rộng.
Tại sự kiện, đại diện phía Ủy ban THPT Nam Úc - bà Cathy Schultz cũng chia sẻ về kinh nghiệm thực tế trong cách thiết kế và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo khung phát triển năng lực. Giống như chương trình phổ thông mới ở Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông Nam Úc cũng chú trọng vào phát triển năn෴g lực toàn diện cho học sinh thông🔴 qua tất cả các môn học.
Một trong những bước quan trọng là kiểm định chất lượng của chương trình để đánh giá xem chương trình có đạt được mục tiêu đề ra khi triển khai thực tế. Trước khi giảng dạy một môn học, giáo viên cần lên kế hoạch học tập và đánh giá và kế hoạch này sẽ được xem xét và điều chỉnh dựa trên xem xét của Ủy ban Trung học Nam Úc và giáo viên giảng dạy. Sau đó, Ủy ban Trung học Nam Úc sẽ xác nhận và giáo viên sẽ thực hiện theo kế hoạ✅ch này khi giảng dạy. Tuy nhiên, trong quá trình dạy giáo viên có thẻ diều chỉnh cho hợp lý với sự cho phép của Ủy ban Trung học Nam Úc.
Hình thức kiểm tra đánh giá bao gồm: đánh giá của nhà trường (70%) ✅và đánh giá bên ngoài (30%). Ủy ban Trung học Nam Úc sẽ kiểm tra lại bài đánh giá của nhà trường để đảm bảo tính chính xác và công bằng. Tất cả giáo viên và giám khảo chấm bài và kiểm tra bài đều được tập huấn để làm sao có thể đưa ra đánh giá chính xác, khách quan và đáng tin cậy. Ngoài ra, các tiêu chí cho điểm cũng được đưa ra rất rõ ràn꧂g.
Điều đáng chú ý là mục đích của kiểm tra đánh giá là nhằm đánh giá cả nội dung kiến thức và cả quá trình học sinh áp dụng kiến thức môn học như thế nào để giải quy🌃ết các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ, trong bài kiểm tra môn Toán thay vì đưa ra bài toán, giáo viên sẽ đưa ra các tình huống để giải quyết, và nếu học sinh chưa đưa ra được đáp án đúng thì giáo viên vẫn có thể đánh giá thông qua cách t𝄹ư duy, giải quyết vấn đề của học sinh.
Bàn luận về quy trình kiểm tra đánh giá học sinh, G꧃iáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ, đây là một trong những vấn đề khá khó khăn và mất nhiều thời gian. Bởi mỗi môn học sẽ đòi hỏi những mẫu bảng đánh giá, quy chiếu khác nhau, chưa kể sự khác biệt trong kiểm tra đánh giá giữa các chương trình kᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhi tích hợp.
Đồng tình với ý kiến này, bà Cathy Schultz đưa ra một và𒅌i kinh nghiệm ở Nam Úc. Cụ thể, đối với mỗi môn học, giáo viên sẽ có những bài chấm mẫu cụ 🤪thể, đó là các bài làm của học sinh đã được đánh giá ở các thang điểm khác nhau từ giỏi đến kém và dần dần có thể tạo được một ngân hàng mẫu để giáo viên so sánh, quy chiếu trong quá trình đánh giá.
Trong quá trình thực hiện, chương trình phổ thông ở Nam Úc ♈sẽ luôn có một độ mở nhất định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường miễn sao đảm bảo được chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Đây cũng là điều mà chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam đang hướng tới.
Trong phần thảo luận, giáo sư, bà Cathy và các đại biểu tham dự bàn luận về quy trình tra đánh giá, cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện chương trình. Bà Cathy chia sẻ: chương trình SACE luôn thực hiện quy trình đánh giá để giúp giáo viên dạy tốt hơn và học sinh học tố꧅t hơn.
Ví dụ: trong môn tiếng Anh, học sinh học về cách phân tích đánh giá văn bản thì trong bài thi sẽ yêu cầu học sinh áp dụng kỹ năng đó để phân tích một văn bản như phân tích một tác phẩm văn học hay một bộ phim. Mặc dù thực tế ở Việt Nam, mục đích của các kỳ thi là kiểm tra kiến thức của học s෴inh nhưng Giáo sư Thuyết cũng ủng hộc cách kiểm tra đánh giá mà chương trình SACE đang thực hiện.
Chương trình phổ thông dựa trên cơ sở tích hợp, được kỳ vọng sẽ tạo nên một làn gió mới cho nền giáo dục nước nhà. Đó là ꦺkết quả của xu hướng hội nhập, một cách tiếp cận mới nhằm giảm꧋ tải, tiết kiệm thời gian cho học sinh Việt Nam mà vẫn đảm bảo các kỹ năng cần thiết.
Thu Ngân