Giữa lòng thành phố Nis sôi động của Serbia tồn tại một kiến trúc đáng sợ mang t🔯ên "Tòa tháp sọ người". Tòa tháp với cái tên gợi nên những câu chuyện hay𒁏 bộ phim kinh dị, trên thực tế từng được xây dựng và vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Những chiếc sọ này không phải được nung đúc bằng đất đá mà là những sọ người thật từ xa xưa. Đến đây, người ta không nhữn𓂃g cảm nhận được vẻ lạnh lẽo kinh dị từ những chiếc xương sọ thật mà còn thấy rợn người vì câu chuyện lịch sử man rợ phía 🍰sau nó.
Câu chuyện bắt đầu từ đầu những năm 1800, khi thành phố Nis của Serbia nằm trong tay Đế chế Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1809 đánh dấu cuộc nổi dậy của người dân Serbia dưới sự lãnh đạo của Stevan Sindelಌic. Do yếu về lực lượng, đội quân này bị thua trận, nhưng thay vì đầu hàng, người lãnh đạo Stevan đã cho nổ kho thuốc súng dự trữ. Vụ ไnổ khiến cả chiến trường chao đảo, bản thân ông và toàn bộ đội quân nổi dậy đều thiệt mạng, một phần rất lớn quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng tan xác theo.
Để trả thù, viên tướng chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh chặt đầu, nhồi rơm vào xác những người lính đã chết này rồi gửi về cho Vua Mahmud 𒉰II tại Constantinople để làm bằng chứꦅng cho chiến thắng vinh quang. Tàn nhẫn hơn, ông ta còn ra lệnh sử dụng những chiếc hộp sọ thu được để xây thành một tòa tháp ở ngay con đường chính dẫn vào thành phố như một lời cảnh báo cho bất cứ sự nổi dậy nào sau này. Sau khi hoàn thành, tòa tháp này cao tới gần 4,5 m với khoảng 952 chiếc đầu lâu.
Tuy nhiên, khi người dân Serbia giành được độc lập, chính quyền đã cho xây một nhà nguyện nhỏ bao quanh tòa tháp man rợ này vào năm 1878. Người thân của nh꧋ững người lính quả cảm năm xưa cũng tiến hành đục lấy di thể của họ để mang về an táng.
Cho đến nay, tại đây vẫn còn 58 chiếꩲc xương sọ nằm rải rác khắp 4 bức tường, vừa là một minh chứng cho vết sẹo lịch sử khủng khiếp, vừa thể hiện lòng quả cảm của người Serbia xưa. Chiếc xương sọ được cho là của nhà lãnh đạo Stevan Sindelic vẫn được t𒁃rưng bày trang trọng tại nhà nguyện này. Đánh dấu thời kỳ lịch sử đau buồn của Serbia, tòa tháp này đón tới trên 50.000 du khách tới tham quan mỗi năm.
Diệp Thảo (Tổng hợp)