8/2012: Tổng thống Barack Obama đưa ra bài phát biểu về "giới hạn đỏ" liên✤ quan đến việc cấm sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. "Chúng ta không thể để vũ khí hóa học cũng như vũ khí sinh học rơi vào tay kẻ xấu", Obama nói. "Chúng tôi đã thông báo với các quốc gia trong khu vực về "giới hạn đỏ". Sẽ có sự trừng phạt thích đáng nếu giới hạn này bị vượt qua".
3/12/2012: Hãng CNN đưa tin quân đội Syria đã bắt đầu kết hợp các hóa chất sử dụng trong sản xuất vũ khí hóa học. Tổng thống Barack Obama 🐎đưa ra một bài phát biểu về việc sử dụng các loại vũ khí bị cấm ở Syria. Đây là lần đầu tiên Mỹ đe dọa tiến hành can thiệp vào nội chiến Syria thông qua hành động quân sự. "Tôi muốn ông Assad và quân đội Syria hiểu rằng, thế giới đang dõi theo họ. Hành vi sử dụng vũ khí hóa học không được chấp nhận và chính phủ Assad phải chịu trừng phạt nếu phạm sai lầm", ông Obama nói.
21/3/2013: Tổng thống Syria Bashar ✃al-Assad gửi một lá thư tới Liên Hợp Quốc (LHQ), yêu cầu tổ chức này điều tra độc lập những cáo buộc liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Khan al-Assal, gần thành phố Aleppo vào hôm 19/3. Hồi tháng 3/2013, thị trấn này nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ nhưng sau đó đã bị quân nổi dậy chiếm được. Hai bên đã không ngừng đổ lỗi 🍬cho nhau về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tại đây.
Liên Hợp Quốc 𒊎cho biết họ đã nhận được 13 báo cáo liên quan đến những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Syria. Nhiều thành viên thuộc Hội đồng Bảo🃏 an cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc nhanh chóng xác thực thông tin.
18/4: Anh và Pháp báo cáo với LHQ rằng họ có "bằng 🌜chứng đáng tin cậy" chứng minh quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học "n🦩hiều hơn một lần kể từ tháng 12/2012".
21/8: Một số video và thông tin cáo buộc quân đội chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công ngoại ô thủ đô 🍸Damascus làm hơn 1.300 người thi♕ệt mạng. Trong một video, trẻ em được chăm sóc tại các bệnh viện dã chiến với bình oxy hỗ trợ thở, các bác sĩ cố gắng cứu sống bệnh nhân trong tình trạ🐟ng nguy kịch. Một video khác cho thấy sự hoảng sợ tột độ của những người được cho là bị tấn công.
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ thông tin này ngay lập tức. Trong khi nghi ngờ củaꦓ các nước phương Tây ngày một gia tăng thì Nga vẫn giữ quan đi♑ểm của mình. Moscow cho rằng có thể lực lượng nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học chứ không phải chế độ Assad và "truyền thông trong khu vực đã đi chệch hướng khi vội vàng đưa ra kết luận".
22/8: Bộ ꧃trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius khẳng định nước này đang chuẩn bị cho phản ứng "quân sự" thích đáng với Syria, nếu cáo buộc củ𒀰a phe đối lập được xác minh là đúng sự thật.
24/8: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngụ ý rằng nước này đang di chuyển lực lượng vào vị trí trước một hành động quân sự có thể có nhằm chốꦜng lại Syria. "Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đem đến cho tổng thống những lựa chọn trong tất cả các trường hợp bất ngờ. Và điều đó đòi hỏi việc sắp đặt lực lượng, thiết bị để chúng tôi có khả năng tiến hành những chọn lựa khác nhau, tùy vào quyết định của tổng thống", ông nói.
𓃲 Tuy nhiên Obama cũng tỏ ra thận trong về hình thức can thiệp, điều có thể kéo Mỹ vào một cuộc x💃ung đột dai dẳng nữa ở Trung Đông.
Trong khi đó, Iran, đồng minh khu vực chủ chốt của Damascus, cho biết có "bằng chứng" cho thấy quân nổi dậy Syria dùng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột với chế độ Assad. P🎉hía Iran tỏ ra rất quan ngại về thông tin vũ khí hóa học được dùng ở Syria và chỉ trích mạnh mẽ việc dùng vũ khí này.
25/8: Trong khi nhiều chí꧅nh trị gia thế giới và Mỹ nhắc lại lời của ôn𒅌g Obama cách đây một năm, rằng nếu Syria dùng vũ khí hóa học thì đó sẽ là vượt qua "giới hạn đỏ", Nhà Trắng vẫn tỏ ra thận trọng trước quyết định có dùng vũ lực can thiệp vào Syria hay không.
Các đơn vị quân sự Mỹ đã tiến gần hơn đến Syria. Các chiến hạm có trang bị các t🙈ên lửa đạn đạo đã tiến vào Địa Trung Hải và ở trong trạng thái sẵn sàng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo người đồng cấp Mỹ về "những hậu quả cực kỳ nguy hiểm" nếu nước này can thiệp quân sự chống chính phủ Syria. Ngoại trưởng Nga nói rằng dường như ý muốn can thiệp quân sự vào Syria đang tồn tại ở Mỹ, và nó làm xói mòn nỗ lực Nga - Mỹ trong việc tổ chức một hội nghị hòa bình. Lavrov kêu gọi Kerry "kiềm chế dùng áp lực quân sự chống lại Damascus và không gây khiêu khích". Bộ ngoại giao N💎ga cho hay ông Kerry hứa xem xét "một cách kỹ lưỡng" quan điểm của Moscow.
26/8: Chính phủ Syria đồng ý cho ♓các thanh sát viên Liên Hợp Quốc lập tức điều tra khu vực nghi ngờ bị tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Tuy nhiên, những tay súng bắn tỉa đã nã đạn vào xe của các thanh sát viên Liên Hợp Qu🐭ốc, buộc họ phải rời đi và không thể điều tra vụ tấn công hóa học gần thủ đô ꩵDamascus của Syria.
Nguyễn Tâm