Tôi hiểu vì sao Bình Phước quyết định xử lưu động. Xét xử lưu động là việc tòa án đưa ra xét xử công khai không phải tại công đường mà thường tại nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi có tranh chấp xảy ra, nơi bị cáo, các đương sự cư trú. Đây là một hình thức phổ biến nhằm🌳 tuyên truyền pháp luật đến với người dân thông qua việc răn đe, cảnh cáo, ngăn ngừ🎀a tội phạm; đồng thời khẳng định sự khách quan, minh bạch của quá trình xét xử.
Nhưng, là người từng công tác trong ngành tòa án, tôi vẫn luôn băn khoăn về sự cần thiết của hình thức xử án này. Xét xử lưu động bắt nguồn từ xa xưa, khi các phương tiện truyền tin chưa phát triển. Thời trung🔯 cổ, ở các quốc gia châu Á, người ta từng chặt đầu phạm nhân, đem ra nơi công cộng để bêu đầu làm gương; ở châu Âu, tử tù từng bị hỏa thiêu công khai trước ánh mắt của hàng nghìn người… Tuy vậy, trong thời đại ngày nay, khi báo chí, truyền thông đã rất phát triển, tôi không hiểu vì sao xử án lưu động vẫn còn được sử dụng như một hình thức tuy✅ên truyền pháp luật.
Tôi từng chứng kiến tác dụng ngược của nó trong một câu chuyện bi hài diễn ra nhiều năm trước. Hôm đó Hội đồng xét xử của tỉnh về huyện xét xử vụ án lừa đảo, giật hụi của 200 người dân nghèo với số tiền lên đến hơn 6 tỷ đồng. Tất cả nạn nhân và bà con xung quanh kéo đến xem đông nghịt khiến công an phải rất vất vả giữ trật tự. Khi vị chủ tọa tuyên bị cáo 18 năm tù mà không đề cập đến việc đền bù thỏa đáng cho những bị hại, nhiều 🐻người trở nên quá khích. Họ chặn đường, không cho các thẩm phán ra về. Bên hỗ trợ tư phá꧂p khó khăn lắm mới đưa các vị ấy lên xe an toàn trước tiếng la ó của người dân.
Nếu sự việc tương tự xảy ra ở Bình Phước, liệu 400 cán bộ bảo vệ pháp luật sẽ làm cách nào chống trả được sức mạnh của hàng nghìn người dân - mà trong số đó có nhiều người đội nắng đi 🌠xem vì tưởng người ta sẽ xử bắn ngay trong phiên tòa.
Tất nhiên, đó chỉ là giả thiết vì thực tế phiên tòa ở Bình Phước, ngược lại, dường như đem tới sự hả hê cho đám đông. Khi hai án tử và một án 16 năm tù được tuyên, đ🍰ám đông hàng nghìn người đã vỗ tay reo hò. Tôi hiểu, có thể họ ăn mừng vì công lý được thực thi. Nhưng cách ăn mừng đó liệu có bất nhẫn, thiếu văn minh trong thời đại mà quyền nhân thân của bị cáo cũng đáng được tôn trọng.
Ai dám chắc trong hàng nghìn người đến dự phiên tòa đó, có bao nhiêu em bé được bố mẹ bồng bế the🌃o? Bao nhiêu đứa trẻ chưa qua tuổi vị thành niên đến chỉ vì tò mò? Liệu điều gì neo lại trong tâm hồn những đứa trẻ khi thấy tội ác được kể lại tỉ mỉ đến từng chi tiết? Điều gì đọng lại khi thấy người lớn reo hò, vỗ tay hoan hỉ trước án tử vừa được tuyên?
Chưa kể, thân nhân của những bị cáo trong phi꧟ên tòa đó. Tôi đồ rằng, cuộc sống họ sẽ bị ám ảnh không phải chỉ bởi mức án mà bởi những tiếng cười hả hê, dù đó là sự đắc thắng mang danh công lý.
Ở các quốc gia tiến bộ, các phiên tòa thậm chí không cho phép chụp ảnh mà chỉ được vẽ hình bị cáo; các phương tiện truyền thông thậm chí không đưa 😼hình ảnh nạn nhân cũng như thân nhân của tội phạm.
☂Cuối cùng, khi tội ác đã bị trừng phạt, khi sự tò mò về tội ác đã được làm cho thỏa mãn, có một thông tin nhỏ khiến tôi để ý. Một đôi nam nữ bị bắt vì trà trộn vào đám đông để trộm cắp ngay trong phiên xử. Vậy là thay vì được tuyên truyền giáo dục, hành vi phạm tội lại được thực hiện ngay tại chốn mà người ta coi là công đường lưu động.
Nếu chỉ để tuyên truyền ph♛áp luật, xét xử lưu động chắc chắn không phải là cách duy nhất. Tôi tin rằng, cái thiện không thể được nhân lên từ việc lan truyền cái 🉐ác.
Vân Anh