"Cái gì cũng xuất phát từ hai phía, dù là đúng hay sai. Như trường hợp sáng nay của tôi, tôi đang chạy xe thì𝓡 tự nhiên có người tông vào đuôi♏ xe tôi, làm nứt cả đèn sau.
Nhưng khi tôi quay lại thì không thấy lời xin lỗi nào, mặc dù người đó chắc chắn lớn tuổi hơn tôi rất nhiều. Tuy nhiên,𝐆 tôi cũng không nói gì và cho qua, nhưng mà nhiều lần bị như vậy thì cũng ức chế lắm.
Xe mình chạy🃏 kỹ mà thiên hạ cứ tông vào đuôi xe. Trong khi lúc đi học, chúng ta đã được dạy giữ khoảng cách khi lái xe rồi.
Điều quan trọng là họ không xin lỗi, và hình như cũng không cảm thấy mình sai. Nói thẳng ra l𒆙à văn hóa xin lỗi đã mất từ lâu rồi. Nhiều khi chỉ cần một lời xin lỗi, người ta sẵn sàng bỏ qua, nhưng họ lại không chịu làm, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau, và đây chính là lý do".
Độc giả nickname khoiledinh21499 bình luận như trên, chia sẻ nỗi bức xúc của mình, sau bài viết Ba bước bị bắt giam của những côn♛ đồ đập phá ôtô, làm nhục t𓆏ài xế. Tác giả bài viết trước đặt vấn đề rằng: Mắt thần camera ở khắp nơi, n🍌hiều người đã lên đồn công an,♍ tại sao họ vẫn không kiềm chế bản thân?
Độc giả minhkhakt nhận xét: "Xuất pꦚhát từ lối hành xử kém văn hóa khi tham gia giao thông, tình trạng này đã tồn tại từ lâu. Từ nhỏ, khi được cha mẹ chở đi đường, tôi đã chứng kiến rất nhiều hành vi va chạm nhỏ màꦫ người ta lại chửi thề, hùng hổ với nhau. Rất, rất, rất hiếm khi thấy được một lời xin lỗi".
"Ai cũng biết rằng khi nóng giận thì mất khôn, không còn xử lý theo lý trí nữa. Tuy nhiên, theo tôi, một người có tính khí hiền hòa sẽ xử lý khác với người có tính côn đồ. Vì thế, cần giáo dục sự nhường nhịn trong nhà trường, đồng thời lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm túc các hành vi côn đồ với đồng loại", độc giả thuyle5865✅ cho rằng vấn đề nằm ở tính cách và giáo dục từ gốc.
*Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết tại đây.
Hữu Nghị tổng hợp