Xung quanh câu chuyện 'Có 300 triệu đồng mới dám cưới vợ', nhiều độc giả VnExpress chia sẻ những kinh nghiệm giúp tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức đám cưới:
Các bạn cứ nghĩ là cưới mất nhiều tiền nhưng tôi lại có quan niệm khác. Đám cưới của tôi là một trong những đám cưới tiết kiệm nhất có thể. Tôi là một cậu sinh viên nghèo chưa ra trường cách đây 9 năm. Lúc đó, tôi cưới vợ ở quê xa và nhà vợ thách ꦬcưới 10 triệu đồng. Đó là số tiền lớn duy nhất mà tôi phải chịu để cưới được vợ. Còn lại tôi cũng làm cố để thuê loa đài, làm lại cái buồng, mua giường, tủ công nghiệp rẻ tiền. Ôtô thì tôi chỉ thuê cái taxi 7 chỗ đi đón dâu. Lúc đầu, tôi còn có ý bảo nhà gái đi xe khách đến bến xe gần nhà tôi, cho cô dâu vào hộp làm một gói quà để đi đến trao tặng cho quan khách bất ngờ, lại đỡ tiền taxi, nhưng hai bên không đồng ý với ý kiến đó của tôi. Tôi thấy tiền mừng là đủ tiền khách ăn, thuê loa đài, phông bạt, cộng thêm 10 triệu đồng tiền sửa buồng và mua các đồ dùng và 10 triệu đồng tiền thách cưới của nhà gái. Và giờ tôi thấy vợ chồng tôi ổn hơn nhiều vợ chồng nhà khác, dù đám cưới kiểu tiết kiệm "có một không hai". Nói thế là để các bạn trẻ đừng đặt nặng tiền bạc liên quan đến chuyện cưới vợ làm gì, miễn sao yêu nhau, thích nhau là đủ, có to ăn to, còn bé thì phải làm bé.
Vợ chồng tôi cưới nhau cách đây 3 năm. Tôi là một giáo viên của một trường trung cấp nghề sắp giải thể, ngày nghỉ và các buổi tối tôi phải tranh thủ đi dạy 🍰kèm kiếm thêm thu nhập. Vợ làm nhân viên trong mộꦯt công ty xây dựng cũng đang trên đà giải thể. Khi lấy nhau cả hai đều không có gì ngoài tình yêu. Bố mẹ hai bên đều khó khăn.
Quá trình dạy kèm tôi chỉ dành dụm được 70 triệu đồng lo cho đám cưới. Gói gọn trong 70 triệu, chúng tôi mua được một chiếc giường cưới, một chiếc tủ, chụp hình cưới, mua nhẫn, mâm lễ, thiệp, đi lại. Bố mẹ hai bên hiểu hoàn cảnh nên cũng không đòi hỏi gì, còn hỗ trợ thêm một ít trong quá trình ăn hỏi và lễ cưới. Phần cỗ cưới thì thanh toán sau đám cưới. Đến nay, hai vợ chồng vẫn🧸 còn nhiều khó khăn nhưng lúc nào cũng vui vẻ hạnh phúc, cùng nhau cày cuốc xây dựng gia đình. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, chỉ cầ๊n liệu cơm gắp mắm thì chuyện gì cũng sẽ làm được.
Tôi cưới vợ năm 2012. Năm đó, trong túi có đúng 16 triệu đồng cưới vẫn xong. Vì tổ chức ở quê nên hầu như mua chịu: tủ💜 quần áo, giường, màn... Riêng chụp ảnh cưới hết 2,5 triệu đồng là bỏ đầu tiên. Tiền nạp tài, nhẫn cưới hết 7 triệu đồng. Xe cộ đi lại hết 4 triệu. Tổng chi phí là 30 triệu đồ💛ng. Nói chung là không có tiền. Nhưng đến nay tôi đã có 3 mặt con, nhà cửa khang trang, chuẩn bị mua ôtô. Năm đấy tôi 29 tuổi, làm kỹ sư xây dựng, tiền cũng nhiều nhưng tiêu hết sạch, lấy vợ vào sẽ khác.
Tôi chỉ có 60 triệu đồng nhưng vẫn đám cưới vẫn đủ lễ, đủ nghĩa, vẫn có 300 khách, lễ chùa, xe cộ đi lại cho gia đình hai họ. Đọc nhiều khoản chi phí của bạn, tôi thấy có nhiܫều thứ có thể tinh giản đi nhiều. Nhà chúng tôi không nghèo, bố mẹ hai bên sẵn sàng hỗ trợ nhưng chúng tôi không muốn và đã tổ chức đám cưới với số tiền dành dụm đó. Vợ tôi thì chịu khó săn lùng trên mạng những dịch vụ giá rẻ phải chăng. Ngày rước dâu, bộ vest tôi mua vài trăm ngàn ở chợ bung chỉ rách toạc, mẹ tôi khâu tại chỗ cấp tốc, có thêm kỷ niệm vui. Cảm thấy vui thì bao nhiêu cũng đủ, không cần đến 300 triệu.
Chỉ cần khoảng 100 triệu đồng là đủ tiền làm đám cưới rồi, tiền tiệc cưới sau này cũng thu lại được. Tiệc bình thường nếu tổ chức ở quê thì lời nhiều chứ tổ chức ở thành phố thường là hòa vốn chứ lời không nhiều. Còn 100 triệu đồng bỏ ra chủ yếu là để chuẩn bị cho đám cưới nên thường không thu hồi lại được, bao gồm tiền chụp ảnh cưới khoảng 10 triệu đồng, nhẫn cưới 10 triệu đồng, trang điểm, trang phục cô dâu chủ rể trong đám hỏi, đám cưới, chụp ảnh hai đám khoảng 10 triệu đồng. Tiền trang trí, làm tiệc đám hỏi, lễ trầu cau ở nhà khoảng 30 triệu đồng. Tiền xe cộ đi rước dâu khoảng 3-4 triệu đồng. Sắm sửa phòng tân hôn gồm giường, tủ, chăn, ga... ít cũng 20 triệu đông. Đây là những cái bắt buộc phải chi và không thu hồi được. Còn khoản vàng với nạp tài tôi không tính vô vì khoản này làm vốn lận lưng cho hai vợ chồng (trung bình tiền nạp tài 10-20 triệu đồng, vàng khoảng 60-100 triệu đồng). Vậy nên tôi nghĩ có khoảღng 100 triệu là có thể tự tổ chức đám cưới đàng h🦄oàng rồi. Không có, các bạn có thể đi vay mượn rồi sau đám lấy tiền mừng, tiền vàng trả là ổn. Còn nếu ba mẹ bỏ tiền ra tổ chức cho hết thì đừng mong ôm hết tiền vàng, nếu ba mẹ có điều kiện cho thì mừng, còn không đừng tham.
>> Bạn cần bao nhiêu tiền để tổ chức một đám cưới? Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.