Đọc bài viết "Con tôi 'đánh vật' môn Văn tới một giờ sáng" của tác giả Nguyễn Thị Huyền, tôi nghĩ rằng đây không phải là chuyện gì quá xa lạ với các phụ huynh và học sinh ở Việt Nam. Pꦕhương p🔴háp dạy, học và đánh giá môn Văn từ xưa đến nay vẫn luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tất nhiên, để tìm ra một câu trả lời thỏa đáng, làm hài lòng tất cả các bên không phải là chuyện đơn giản, có thể làm được trong một sớm một chiều.
Tôi xin nêu nêu ra đây vài cách giải quyết mà mình từng áp dụng đối với vấn đề văn mẫu mà con tôi gặp phải khi con học lớp 9:
Con tôi cũng đã tơi vào tình cảnh giống câu chuyện của tác giả Nguyễn Thị Huyền, cũng chật vật với việc học Văn, viết Văn theo khuôn mẫu. Khi đó, tôi nói với con rằng, mình không quan trọng điểm số môn Văn, cũng như các môn học khác của con. Bởi con học là cho chính con nên dù có được mấy điểm thì tôi cũng chấp nhận và tôn trọng🐎 cách học của con. Cái tô⛦i quan tâm là những kiến thức con thực sự hiểu và nắm được.
Cá nhân tôi cho rằng, đã gọi là văn miêu tả, phân tích, cảm thụ thì phải là dưới góc độ nhìn nhận và suy nghꦗĩ của chính người viết. Trong cuộc sống, mỗi em được nuôi dạy và lớn lên trong mỗi hoàn cảnh và môi trường gia đình khác nhau nên sẽ có cái nhìn và tư duy khác nhau. Khi đòi hỏi các em làm theo văn mẫu chẳng khác nào đào tạo ra một khuôn mẫu dưới sự áp đặt thì còn gì là trí tưởng tượng phong phú hay cái nhìn đa diện muôn màu cuộc sống của các em.
>> Tư duy văn mẫu biến học sinh thành robot cảm thụ
Bây giờ, nhiều khi các con nhờ tôi chỉ bài môn Văn cấp hai, mà tôi đọc sách cũng chẳng thể hiểu sao rắc rối và phức tạp thế? Nhiều cái tôi xem xong và tìm hiểu thật kỹ rồi mới có thể nói cho các con hiểu, chứ có những cái nếu không bắt buộc phải làm cho bằng được thì tôi cho💞 con bỏ qua cho đỡ🌳 mệt óc.
Nghĩ vậy nên tôi cho con hai lựa chọn trong môn Văn này: nếu con muốn được điểm cao thì buộc phải làm đúng ý như giáo viên đã hướng dẫn; c♌òn nếu con chọn làm văn theo những gì con thực sự nghĩ và tư duy thì phải chấp nhận điểm số mà giáo viên chấm cho bài văn của con (có thể sẽ không cao).
Do tôi rèn con tự lậpﷺ, tự học từ nhỏ, nên luôn muốn con dám làm dám chịu, dám chọn dám chấp nhận, luôn biết tự chịu trách nhiệm với những gì mình lựa chọn và làm, phù hợp với từng độ tuổi của con. Tôi chỉ đóng vai trò người dõi theo và can thiệp khi cần th🌠iết chứ không áp đặt suy nghĩ của mình lên con.
Thế nên, tôi nghĩ rằng, vấn đề quan trọng nhất ở đây không phải là ở phương pháp giáo dục mà chính là ở thái độ và tư tưởng của phụ huynh. Các bạn có dám tin tưởng con mình và tôn trọng mọi sự khác biệt cũng như lựa c♚họn của chúng hay không? Các bạn có dám chấp nhận điểm số thấp của con, miễn là để chúng được học hành trong vui vẻ và hạnh phúc hay không? Những câu hỏi này, chính mỗi người sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho riêng mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.