"Quan niệm 'con gái lấy chồng sẽ hưởng tài sản nhà chồng' là nguồnღ cơn cơ bản của lối phân chia tài sản phần lớn cho con trai. Quan niệm này xuất phát từ nền nông nghiệp xưa cũ. Một phần xuất phát từ hy vọng sau khi mình chết sẽ được hưởng nhang đèn 𒐪của con trai.
Còn thực ra,꧒ con gái đi lấy chồng, 👍tôi chẳng thấy mấy ai được đứng tên sổ đỏ nhà chồng cả. Nói là hưởng tài sản nhà chồng nhưng bao nhiêu vụ việc người vợ bị chồng bạo hành, cuối cùng người con gái đó lại phải 'xách' thân tàn ma dại về van xin bố mẹ đẻ cưu mang đó thôi. Họ làm gì có cầm cuốn sổ đỏ nào theo mình đâu? Trong khi đó, nhiều bố mẹ lắm khi còn sợ con gái quay về vì lại phải chia đất đai cho nó.
Nói ꦫnhư vậy để thấy rằng, người ph🍸ụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, việc chia tài sản cho con như nhau, không phân biệt trai hay gái, là một ý tưởng đột phá, đáng khen. Cách làm này, tất nhiên sẽ bị lề lối cũ đả kích, dè bỉu, nhưng rõ ràng đó là một hành xử văn minh.
>> Bố mẹ tôi dẹp loạn nhà cửa khi chia thừa kế cho⛦ con trai như con gái
Riêng tôi đã lên sẵn𒐪 kế hoạch mua cho cả con trai và con gái mỗi đứa một cái nhà. Quan điểm của tôi là: con trai không cho ở rể, con gái không cho làm dâu. Còn vợ chồng tôi sẽ ra ở riêng, không phụ thuộc hay làm phiền đứa nào cả. Khi chết, tôi sẽ cho hai con bán căn nhà riêng mà mình từng ở để chia tiền làm hai phần bằng nhau, mỗi con hưởng một nửa.
Tôi cũng yêu cầu các con mình rằng "khi bố mẹ chết, không cần đứa nào đem về thờ cúng, thân xác cứ đem thiêu, nhưng không gửi chùa, mà đem rải tro ra biển. Tôi cũng không theo tôn giáo nên càng không cầu kỳ chuyện cúng bái. Tôi còn rất nhiều điều phải làm trong cuộc đờiও này, nhưng tuyệt nhiên không hề nghĩ đến việc hưởng nhang đèn sau này rồi lấy đó là♐m lý do để chia thừa kế con con nào nhiều hơn.
Đó là quan điểm của độc giả Trần Trung Tình xung quanh câu chuyện "Con trai nhận một nửa tài sản thừa kế dù có bốn anh chị em". Theo đó, tác giả Hongnhungpaticusi k🌃ể về trường hợp người bác ruột không chia đều tài sản cho con trai và con gái, mà chia phần nhiều cho người con trai vì công sức đóng góp cho gia đình nhiều hơn c💃ác chị em gái.
Bạn có đồng tình với quan điểm chia thừa kế này?
Còn bạn sẽ chia thừa kế như thế nào? Bình chọn và chia sẻ quan điểm tại đây.
- Tôi nhất quyết chia thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái
- Cô tôi giành đất thừa kế đến cùng từ mẹ và các em trai
- Tám anh em tôi tự chia thừa kế vì cha mẹ không lập di chúc
- Em trai trở mặt từ ngày được thừa kế toàn bộ nhà, đất
- Bất an trong 'nhà 2 tỷ của mình, nhưng đất của người khác'
- Tan cửa nát nhà sau 10 năm giành đất của anh trai