Tôi chưa già nhưng do có bệnh khó chữa nên phải nghĩ tới chuyện không vui. Tôi xin hỏi tài sản do tôi làm ra, đứng tên riêng khi tôi làm di chúc viết tay vàℱ video để lại tài sản 𒉰của mình cho một người khác không thuộc gia đình có được không?
Khꦜi đó tài sản sẽ được chia theo di chúc của🔯 tôi hay phân chia theo pháp luật nếu người trong gia đình tôi khởi kiện tranh chấp với người được tôi cho thừa hưởng?
Luật sư tư vấn
Theo điều 624 Bộ luật Dân sự: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nh🗹ân nhằm chuyển tài sản𒊎 của mình cho người khác sau khi chết.
Di sản trong di chúc thuộc sở hữu của người để lại di chúc trước khi chết nên việc để lại di chúc chuyển tài sản cho ai là quyền của người để lại di chúc, không phân biệt người được nhận tài sản có phải ♈người thân trong gia đình hay không. Do đó, bạn có thể viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người khác không thuộc gia đình mình.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế 💯không phụ thuộc vào nội dung của di chúc🏅 như sau:
1. Những người sau đây vẫn🧸 được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật🐬 nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Như vậy, bạn có viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người khác không thuộc gia đình thì những người thuộc trường hợp trên (cha mẹ bạn) vẫn🃏 được hưởng một phần di sản thừa kế của bạn. Trừ trường hợp, họ từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản.
N🍌goài ra để di chúc được hợp pháp, bạn phải đáp ứng c𝔍ác điều kiện sau:
- N🀅gười lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di ♋chúc khôn🎉g vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc bằng văn bản phải có cô♏ng chứng, chứng thực. Trường hợp di chúc không có công chứng chứng thực phải đáp ứ𝓡ng các điều kiện như trên.
- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ h✤oặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được 🔜người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, ng🌄ười làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miện🐭g thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về hai hình thức di chúc là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản, chưa có quy định di chúc bằng hình thức ghi hình (quay video) nên nếu bạn có ý định thì nên💛 lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, lưu ý để lại cho cha mẹ một phần di sản theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự nói trên để di chúc có hiệu lực (cả về nội dung và h♏ình thức), tránh việc kiện tụng, tranh chấp sau này.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội