Luật sư trả lời
Căn cứ điều 30 và điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí theo đúng công v🍨iệc trong hợp đồng lao động cho người lao động. Chỉ khi nào gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động mới được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộ🌜ng dồn trong một năm.
Nếu người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng la💮o động mà quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong năm thì phải có sự đồng ý của người lao động.
Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người sử dụng lao động chuyển người lao động làm cô🦄ಌng việc khác với hợp đồng lao động thì người lao động có quyền không làm việc; đồng thời, ý kiến lên tổ chức công đoàn, cơ quan quản lý nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.
Theo điều 🦋37, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không được bố trí công việc đúng theo hợp đồng lao động; nhưng phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc để người sử dụng lao động biết.
Ngoài ra, từ ngày 1/1/2021 khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, căn cứ điều 35 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu không được bố t൩rí theo đúng công việc tại hợp đồng lao động.
Căn cứ điều 29 của luật mới này, người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với 🐬hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM